Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải. Nhằm giúp quý thầy cô giáo có thêm tài liệu để giảng dạy, các bạn học sinh có thêm tài liệu hay để tham khảo từ đó nắm được ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều. Chúc các bạn học tốt
- Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu
Mục Lục
ToggleÝ Nghĩa nhan đề Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nhắc tới Nguyễn Du, người đọc không thể bỏ qua một kiệt tác thơ Nôm của ông đó là tác phẩm “Truyện Kiều”. Cho đến nay tác phẩm không còn nguyên tác, không còn bút tích của Nguyễn Du nên chúng ta không có câu trả lời rằng tác phẩm được hình thành chính xác vào thời gian nào. Nhiều ý kiến cho rằng, rất có thể tác phẩm được sáng tác vào những năm đầu thế kỉ XIX, nên nó đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề bàn luận xung quanh sự ra đời, nhan đề cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Về nhan đề, Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm là “Đoạn trường tân thanh” trong xu thế chung của sáng tác thời xưa khi mượn truyện cũ để viết về tác phẩm mới hay có chữ “Tân truyện” ở nhan đề. Thế nên xưa nay người ta giải thích về nhan đề là “Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột” (đoạn nghĩa là đứt; trường nghĩa ruột; tân thanh nghĩa tiếng kêu mới). Hiểu theo cách này cũng có lí của nó là vì dựa trên điển tích “Đoạn trường viên” của người Trung Quốc xưa. Tích ấy kể rằng, khi xưa quan và tùy tùng đi săn có bắt được một con khỉ, vì tình mẫu tử cao cả nên xa con nó thương nhớ con đến đứt ruột. Sau đó, người ta dùng hai chữ “Đoạn trường” để chỉ chung cho sự khôn cùng, bi thương của con người hiểu là tân thanh. Nên tân thanh là cụm từ chứ không phải một từ.
Trong bài Tạp chí văn học (tháng 3/1999), bài viết đặt ra vấn đề về hiểu lại vấn đề tên cuốn sách. Trong đó, tác giả cho rằng chữ “tân thanh” gắn với thể ca từ Trung Quốc xưa gọi là nhạc phủ, người Trung Quốc giải thích Tân nhạc phủ gắn với chữ “tân thanh” nên thanh là một từ và nó là thơ. Giải thích điều này, tác giả cho rằng: chính trong “Kim Vân kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân thì “tân thanh” xuất hiện 5 lần, trong các hồi, hồi nào cũng gắn với nhân vật Thúy Kiều. Ở đó, Thúy Kiều đều được người đời khen làm thơ giỏi, đàn ca hay.
Theo Phạm Qúy Thích, tên tác phẩm của Nguyễn Du là “Đoạn trường tân thanh” chứ không phải Truyện Kiều. Điều này được ông khẳng định qua bài thơ “Đoạn trường tân thanh đề từ”:
“Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường
Bán thế yên hoa trái vị thường
Ngọc diện khởi ưng mai thủy quốc
Băng tâm tự khả đối kim lang
Đoạn trường – mộng tỉnh căn duyên liễu
Bạc mệnh cầm trung oán hận trường
Nhất phiếm tài tình thiên cổ lụy
Tân thanh đáo để vị thùy thương”
Dịch:
Nếu mà giai nhân không đến sông Tiền Đường
Thì nửa đời người không trả xong được nợ yên hoa
Nét mặt ngọc của nàng cớ làm sao chịu chôn vùi nơi đáy nước
Tấm lòng băng tuyết của nàng tự không thấy phải hổ thẹn đối với chàng Kim
Giấc mộng đoạn trường khi tỉnh ra căn duyên đã rũ sạch
Khúc đàn bạc mệnh tuy ã hết nhưng nỗi oán hận còn rất dài
Một tấm tài tình làm lụy đến thiên cổ
Vậy cuốn tân thanh này vốn để thương xót ai đây?
Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng, tác phẩm được đổi thành Truyện Kiều vì nói tới nhân vật Thúy Kiều là chính. Người đề nghị đổi tên tác phẩm là Trần Trọng Kim.
Cho đến nay, còn rất nhiều ý kiến bàn luận xung quanh vấn đề về nhan đề tác phẩm mà trong phạm vi bài viết, người viết không thể liệt kê hết được mà chỉ đưa ra những vấn đề cơ bản, tiêu biểu nhất. Bởi đối với một tác phẩm để đời thì có nhiều những vấn đề bàn luận xung quanh nó là điều tất yếu. Dù đó là vấn đề gì thì Truyện Kiều mãi là tác phẩm kiệt tác của Nguyễn Du nói riêng, niềm tự hào của văn học Việt Nam nói chung. Chắc chắn, tác phẩm sẽ sống mãi trong lòng mỗi thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau.
Hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều
Truyện Kiều lúc đầu được Nguyễn Du đặt tên là Đoạn trường Tân Thanh, nghĩa là: Tiếng nói mới đứt ruột. Được viết dựa vào một tác phẩm cổ của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống vào đời nhà Thanh.
Nội dung của Kim Vân Kiều truyện bắt nguồn từ một câu chuyện có thật xảy ra từ thời nhà Minh. Tại vùng quê phía Đông Trung Quốc, một toán cướp biển do Từ Hải cầm đầu thường xuyên đánh phá vùng Giang Đông. Triều đình cử quan Tổng Đốc Hồ Tôn Hiến cầm quân đánh dẹp toán giặc biển này. Câu chuyện được Mao Khôn, một người trong quân đội Hồ Tôn Hiến ghi lại trong sách: Ký tiểu trừ Từ Hải bản mật. Câu chuyện này về sau được nhiều người viết đi viết lại. Đới Sĩ Lâm viết: Lý Thuý Kiều truyện; Dư Hoài viết: Vương Thuý Kiều truyện; Trần Thụ Cơ viết: Hồ Thiếu Bảo bình nguy tấu tích; Mộng Giác Đạo Nhân viết: Từ tạ Từ Hải Nghĩa…
Ở Trung Quốc, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không phải là một tác phẩm văn học cổ xuất sắc, không được mọi người ưa chuộng như tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chỉ khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời, được nhân dân ta yêu thích và thế giới ca ngợi thì ở Trung Quốc mới quan tâm tới tác phẩm Kim Vân Kiều truyện.
Truyện Kiều của Nguyễn Du không chia bằng hồi, nhưng bố cục vẫn theo Kim Vân Kiều truyện. Ông chỉ bớt đi những chi tiết rườm rà, những câu văn dài dòng, vô ích, các bài thơ cũng bớt. Nguyễn Du chỉ lấy ý tứ và một số hình ảnh tiêu biểu nhất đem diễn tả bằng thơ lục bát với 3.254 câu.
Từ trước đến nay các nhà nghiên cứu cho rằng: Nguyễn Du chọn đề tài Kim Vân Kiều truyện là vì ông thấy số phận của Thuý Kiều có phần giống cảnh ngộ của ông. Thuý Kiều vì gia biến mà phải bán mình chuộc cha, đem thân làm vợ người khác nên không trọn lời nguyền với Kim Trọng. Nguyễn Du mượn cảnh đó để nói lên nỗi lòng của mình, vì vận nước thay đổi mà phải đem thân làm bề tôi cho một triều đại khác nên không trọn đạo trung quân với nhà Lê. Mặt khác, ông cũng không thể đưa thực trạng xấu xa của xã hội phong kiến Việt Nam vào trong tác phẩm của mình. Vì vậy, ông mượn câu chuyện của Trung Quốc để viết là để tranh khỏi bị triều đình nhà Nguyễn bắt tội.
Về vấn đề Truyện Kiều được Nguyễn Du viết vào thời điểm nào? Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra các luận cứ thuyết phục. Tháng 2 năm 1943, trên báo Thanh Nghị, cụ Hoàng Xuân Hãn căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện, cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào khoảng thời gian 1814-1820. Học giả Đào Duy Anh thì phủ nhận ý kiến ấy. Trong bài Nguyễn Du viết đoạn trường Tân Thanh vào lúc nào?, ông cho rằng chỉ căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện thì không hoàn toàn chính xác. Đào Duy Anh dựa vào Nguyễn Văn Thắng (bạn cùng thời với Nguyễn Du) tác giả của Kim Vân Kiều án, có nói Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đã lưu hành rộng rãi ở nước ta từ trước. Trong lời tựa Kim Vân Kiều án, Nguyễn Văn Thắng dùng chức quan Hữu Tham Tri Bộ Lễ để chỉ Nguyễn Du. Theo Đào Duy Anh điều đó chứng tỏ Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào lúc ông giữ chức Quan Đông Các, tức là từ năm 1805-1809.
Nhìn chung từ trước tới nay các nhà nghiên cứu Truyện Kiều mỗi người đưa ra một thời điểm khác nhau. Người này phủ nhận ý kiến người kia và cố chứng minh cho quan điểm của mình là đúng. Nhưng tựu trung lại đều thống nhất có ba thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều:
– Sau khi đi sứ Trung quốc về (sau 1813);
– Những năm làm quan cho nhà Nguyễn (từ 1802-1809);
– Những năm về sống ẩn dật tại quê nhà (1796-1802)
Ngoài ra, một ý kiến cho rằng: Nguyễn Du viết Truyện Kiều trong thời gian sống ở quê vợ tại Thái Bình (1786-1796).
Truyện Kiều của Nguyễn Du viết xong được khắc in ngay. Tương truyền, sau khi viết xong, Nguyễn Du đưa bản thảo cho Phạm Quý Thích xem. Phạm Quý Thích có chữa một số chữ trong bản thảo của Nguyễn Du, rồi viết lời tựa đưa in. Đổi tên sách Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du thành Kim Vân Kiều Tân truyện. Bản này về sau gọi là bản phường (In ở phường Hàng Gai, Hà Nội). Sau này vua Tự Đức nhà Nguyễn rất thích Truyện Kiều đã sửa chữa một số chữ và cho khắc in, dân ta quen gọi là bản Kinh (In ở Kinh Đô Huế). Cả hai bản này về sau được in đi in lại nhiều lần bằng chữ Nôm. Khi chữ Quốc ngữ ra đời lại được dịch ra Quốc ngữ, số lần in lại càng nhiều hơn. Bản Quốc ngữ đầu tiên là của Trương Vĩnh Ký in năm 1875.
Truyện Kiều ra đời được nhân dân ta đón đọc một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội. Từ các bậc vua chúa, quan lại, văn nhân, sĩ tử đến cả những người dân không biết chữ cũng học thuộc lòng và lấy làm vui thích.
Năm 1830, vua Minh Mạng, một người thông minh, hiếu học, tinh thông nho học và sùng đạo Khổng, say mê Truyện Kiều, đã mở đợt bình Kiều đầu tiên. Nhà vua đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại để cho đời sau.
Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các nhà khoa bảng trong triều để bình và vịnh Kiều. Mở văn đàn tại Phú Văn Lâu, mặc dù Phú Văn Lâu là nơi để nhà vua ban bố những văn kiện và có tính quốc gia đại sự.
Năm 1905, Tổng Đốc Hưng Yên là Lê Hoan mở hội Tao Đàn thi văn chương về Truyện Kiều. Nhiều nhà khoa bảng, quan lại tham dự, nhà thơ Nguyễn Khuyến làm giám khảo. Trong cuộc thi này Chu Mạnh Trinh được giải nhất với 21 bài thơ vịnh Kiều. Ở thế kỉ XIX, Truyện Kiều được nhân dân ta ưa chuộng, say mê. Chu Mạnh Trinh có thể được xem là một trang văn nhân tài tử mê Kiều. Vua Tự Đức đã từng trách cứ các quần thần về việc mê Kiều với câu nói được truyền tụng khắp nước thời bấy giờ: “Mê gì mê đánh tổ tôm, mê ngựa hậu bổ, mê nôm Thuý Kiều”.
Sang thế kỷ XX, Truyện Kiều có ảnh hưởng sâu rộng trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Do yêu thích Truyện Kiều mà nảy sinh nhiều loại hình nghệ thuật văn chương chung quanh Truyện Kiều như: Tập Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, vịnh Kiều… Thậm chí còn dùng Truyện Kiều để bói toán vận hạn tốt xấu. Truyện Kiều được dựng thành phim, đưa lên sân khấu tuồng, chèo, cải lương, hội hoạ… và còn có cả một cuốn từ điển Truyện Kiều để đọc giả, các nhà nghiên cứu điển tích, ngữ nghĩa.
Mặc dù Truyện Kiều ra đời cách đây mấy trăm năm, nhưng đến nay các nhà xuất bản hàng năm đều xuất bản với số lượng lớn, được nhân dân đón đọc thích thú. Truyện Kiều đã được dịch và xuất bản bằng nhiều thứ tiếng trên Thế giới: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Hunggari, Bungari, Ả Rập, Lào, Thái Lan…
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đều đánh giá cao Truyện Kiều. Năm 1926 dịch dả người Pháp Rơ-ne-cry-săc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu có đoạn viết: “Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ thời đại nào”. Ông so sánh “Trong tất cả nền văn chương Pháp, không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam”. Cuối cùng ông kết luận: “Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc”.
Tháng 12 năm 1965, Hội đồng Hoà Bình thế giới ra Quyết định kỉ niệm Nguyễn Du cùng với 8 danh nhân lỗi lạc của nhân loại trên thế giới.
Tóm tắt nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du (cực ngắn)
Truyện Kiều xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật chính tên là Vương Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn. Thúy Kiều sinh ra trong một gia đình trung lưu, có em gái là Thúy Vân và em trai là Vương Quan. Trong tiết Thanh Minh tháng ba, Thúy Kiều du xuân gặp Kim Trọng. Họ thề nguyền và đính ước với nhau. Trong khi Kim Trọng phải trở về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp tai họa do thằng bán tơ vu oan. Kiều phải bán mình chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh và Tú Bà Thúy Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân.
Khi biết mình bị lừa và đưa vào lầu xanh, Kiều tự tử nhưng không thành, Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích. Tại đó, Kiều bị Sở Khanh lừa và nàng phải tiếp khách ở lầu xanh. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông và hành hạ. Kiều bỏ trốn và nhờ sư Giác Duyên nương nhờ cửa Phật. Bị Bạc Hà, Bạc Hạnh phát hiện, Kiều lại vào lầu xanh lần thứ hai. Tai đây, Kiều được Từ Hải chuộc ra và giúp nàng báo ân báo oán. Vì bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng, Thúy Kiều bị ép gả cho tên Thổ quan. Kiều tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu.
Sau 15 năm lưu lạc, gia đình được đoàn tụ, Thúy Kiều và Kim Trọng đổi tình yêu thành tình bạn.
Trên đây là toàn bộ kiến thức TaiLieuViet muốn chia sẻ về Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu khác cùng chủ đề trong bộ sưu tập này.
- Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm Ngữ văn 9
- Ý nghĩa nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)
- Truyện Kiều – Nguyễn Du
- Phân tích đoạn thơ Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
……………………………………………………………..
Ngoài Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)