TaiLieuViet xin giới thiệu bài Giải Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 15: Áp suất trên một bề mặt được chúng tôi sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

I. Áp lực là gì?

Quan sát Hình 15.1, hãy chỉ ra lực nào trong số các lực được mô tả dưới đây là áp lực.

– Lực của người tác dụng lên sợi dây.

– Lực của sợi đây tác dụng lên thùng hàng.

– Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn.

– Lực của ngón tay tác dụng lên mũi đính.

– Lực của đầu đình tác dụng lên tấm xốp.

khoa học tự nhiên 8

Bài giải

Lực của đầu đình tác dụng lên tấm xốp là áp lực

II. Áp suất

1. Thí nghiệm

Thảo luận:

Bảng 15.1. Kết quả thí nghiệm

Áp lực (F) Diện tích bị ép (S) Độ lún (h)
Fb … Fa Sb … Sa hb … ha
Fc … Fa Sc … Sa hc … ha

Từ kết quả thí nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì về các yếu tố ảnh hưởng đến độ lún.

Bài giải

Bảng 15.1. Kết quả thí nghiệm

Áp lực (F) Diện tích bị ép (S) Độ lún (h)
F b > F a S b = S a h b > h a
F c = Fa S c < S a h c < h a

– Cùng diện tích bị ép như nhau, nếu độ lớn của áp lực càng lớn thì tác dụng nó cũng càng lớn.

– Cùng độ lớn của áp lực như nhau, nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn.

Như vậy, tác dụng của độ lún phụ thuộc vào diện tích bị ép và độ lớn của áp lực.

2. Công thức tính áp suất

Câu hỏi 1. Một xe tăng có trọng lượng 350 000 N.

a) Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đường là 1,5 m2.

b) Hãy so sánh áp suất của xe tăng với áp suất của một ô tô có trọng lượng 25 000 N, diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường năm ngang là 250 cm2.

Câu hỏi 2. Hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài.

Câu hỏi 3.Từ công thức tính áp suất p = frac{F}{S} hãy đưa ra nguyên tắc để làm tăng, giảm áp suất.

Bài giải

Câu 1. Một xe tăng có trọng lượng 350 000 N.

a) Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang

Vậy áp suất của ô tô lớn hơn xe tăng.

Câu 2. Do diện tích bề mặt tiếp xúc với đệm khi nằm lớn hơn khi đứng, áp lực như nhau nên áp suất bề mặt khi nằm nhỏ hơn khi đứng. Vì vậy ta thấy khi đứng đệm lún sâu hơn

Câu 3.Từ công thức tính áp suất

p = frac{F}{S}

Các cách làm tăng áp suất

Để tăng áp suất, ta có thể tăng áp lực F và giảm diện tích bị ép S, hoặc làm theo các cách sau:

  • Cách 1: Tăng áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
  • Cách 2: Giảm diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.
  • Cách 3: Đồng thời giảm diện tích bị ép, tăng áp lực.

Các cách làm giảm áp suất

Muốn giảm áp suất thì ta giảm áp lực F và tăng diện tích bị ép S, hoặc:

  • Cách 1: Tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.
  • Cách 2: Giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
  • Cách 3: Vừa giảm áp lực tác dụng lên bề mặt, vừa tăng diện tích tiếp xúc.

3. Công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất

Thảo luận và thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:

Câu hỏi 1. Một người làm vườn cần đóng một chiếc cọc xuống đất. Hãy đề xuất phương án để có thể đóng được chiếc cọc xuống đất một cách dễ dàng. Giải thích.

Câu hỏi 2. Để xe ô tô có thể vượt qua vùng đất sụt lún người ta thường làm như thế nào? Mô tả cách làm và giải thích.

Câu hỏi 3. Hãy giải thích tại sao cá sấu có hàm răng rất nhọn.

Bài giải

Câu 1. Một người làm vườn cần đóng một chiếc cọc xuống đất. Để có thể đóng được chiếc cọc xuống đất một cách dễ dàng người ta nên vót nhọn đầu cọc đóng xuống đất và dùng lực theo phương vuông góc với mặt đất. Vì khi đầu cọc nhọn sẽ làm giảm diện tích bị ép dẫn đến tăng áp suất vì vậy ta đóng cọc được dễ dàng hơn

Câu 2. Để xe ô tô có thể vượt qua vùng đất sụt lún Người lái có thể sử dụng rơm, cỏ khô để thoát lầy. Trước tiên, cần buộc rơm vào bánh xe và cho xe di chuyển từ từ. Nên về số thấp để bánh xe buộc rơm có lực bám và bám vào mặt đường tốt hơn. Trong trường hợp không có rơm thì có thể thay thế bằng cỏ khô hoặc cành cây.

Bên cạnh đó còn có thể sử dụng thanh gỗ. Hãy buộc thanh gỗ bản dẹt ngang bánh xe. Khi di chuyển, thanh gỗ sẽ tì lên mặt đất và bánh xe sẽ dễ dàng lăn ra được khỏi vũng lầy.

Để thoát lầy cần triệt tiêu ma sát trượt của bánh xe. Do đó, thanh gỗ hay xích sắt, rơm, cỏ,… sẽ giúp bánh xe có được độ bám và thoát lún nhanh chóng.

Câu 3. Cá sấu có hàm răng rất nhọn vì răng nhọn sẽ làm giảm diện tích bị ép dẫn đến tăng áp suất giúp cá sấu nhai con mồi nhanh và hiệu quả.

Câu hỏi: Nêu thêm những ví dụ trong thực tế về công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất.

Bài giải

Ví dụ cách làm tăng áp suất

  • Trong thực tế, để tăng áp suất của đinh khi đóng vào một vật nào đó người ta làm cho đầu đinh nhọn (giảm diện tích bị ép)
  • Vót nhọn cọc tre trước khi cắm xuống đất để tăng áp suất.
  • Ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn -> giảm diện tích bị ép nên áp suất tăng.

Ví dụ cách làm giảm áp suất

  • Kê thêm vật vào dưới chân bàn, chân tủ để giảm áp suất.
  • Kéo bánh xe đi trên mặt đất mềm không bị lún là tăng diện tích mặt bị ép.
  • Xe tăng dùng xích có bản rộng để giảm áp suất

————————————-

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 15: Áp suất trên một bề mặt KNTT. Trong quá trình học môn Toán lớp 8, các bạn học sinh chắc hẳn sẽ gặp những bài toán khó, phải tìm cách giải quyết. Hiểu được điều này, TaiLieuViet đã sưu tầm và chọn lọc thêm phần Đề thi học kì 1 lớp 8 hay Đề thi giữa kì 1 lớp 8 để giúp các bạn học sinh học tốt hơn.

  • Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 16

Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
  • Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
  • Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều