Nghị luận đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận văn học đoạn trích Chị em Thúy Kiều được TaiLieuViet.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

  • Nghị luận văn học Chuyện người con gái Nam Xương
  • Nghị luận văn học đoạn trích Cảnh ngày xuân

Dàn ý Nghị luận về đoạn trích Chị em Thúy Kiều

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

2. Thân bài

a. 4 câu thơ đầu

Giới thiệu chị em Thúy Kiều: là con gái đầu lòng, người chị tên Thúy Kiều, người em tên Thúy Vân.

Hai chị em mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành “mười phân vẹn mười” không ai sánh bằng.

b. 4 câu tiếp (Vân xem trang trọng… tuyết nhường màu da)

Nét đẹp của Thúy Vân khiến người ta phải ngưỡng mộ:

  • Một người con gái trang trọng, đoan trang.
  • “Khuôn trăng” tròn trĩnh, đầy đặn → nét đẹp đại diện cho người phụ nữ Á Đông.
  • Miệng cười tươi thắm như hoa, tiếng nói trong như ngọc.
  • Mái tóc bồng bềnh như mây, da trắng như tuyết.
  • Tả về nàng, Nguyễn Du phải tìm đến hoa, lá, ngọc, vàng, mây, tuyết – những báu vật tinh khôi trong trẻo của đất trời mới lột tả hết vẻ đẹp của người con gái ấy.

→ Vẻ đẹp của nàng hoà hợp, êm đềm với xung quanh, được thiên nhiên yêu thương, nhường nhịn: “mây thua”; “tuyết nhường” dự báo nàng sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ, êm ấm và một tương lai tươi sáng đón chờ.

c. 4 câu tiếp (Kiều càng sắc sảo… liễu hờn kém xanh)

  • Nguyễn Du giới thiệu vẻ đẹp của Kiều sau Vân càng làm nổi bật vẻ đẹp của nàng.
  • Kiều đẹp vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà” khiến người ta phải say đắm.
  • Vân vốn là cô gái tài sắc vẹn toàn thì Kiều cả tài và sắc “lại là phần hơn”, trong xã hội khó ai sánh bằng nàng.
  • Vẻ đẹp đằm thắm, xanh tươi mơn mởn: Mắt đẹp trong như sắc nước mùa thu, lông mày thanh tú xinh xắn như dáng núi mùa xuân khiến cho “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
  • Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, thậm xứng với sự vận dụng tinh tế thi liệu cổ tạo nên những vần thơ đẹp gợi cảm.

d. 6 câu tiếp (Một hai nghiêng nước… hồ cầm một trương)

  • Hóa công như đã ưu đãi dành cho Kiều tất cả “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Sắc đẹp của Kiều chỉ có một trên đời, còn phần tài năng, họa lắm mới có người thứ hai.
  • Thông minh bẩm sinh “tính trời”, tài hoa lỗi lạc xuất chúng: thơ tài, họa giỏi, đàn hay; môn nghệ thuật nào nàng cũng tuyệt giỏi, cũng thành “nghề”, “ăn đứt” thiên hạ.
  • Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghề, đủ mùi… làu bậc… nghề riêng ăn đứt…

e. 6 câu cuối

  • Sắc đẹp kiều diễm “hoa ghen… liễu hờn…” với bản đàn “Bạc mệnh” mà nàng sáng tác ra “lại càng não nhân” như gợi ra trong tâm hồn chúng ta một ám ảnh “định mệnh”.
  • Thúy Kiều không chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh. Nàng được hưởng một nền giáo dục theo khuôn khổ của lễ giáo, của gia phong. Tuy sống trong cảnh “phong lưu rất mực hồng quần”, đã tới “tuần cập kê” nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, đức hạnh.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Nghị luận văn học đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Tác giả Nguyễn Du là một đại thi hào của nền văn học nước ta. Ông cũng là một trong bốn danh nhân văn hóa của Việt Nam được thế giới công nhận. Trong tác phẩm Truyện Kiều tác giả Nguyễn Du đã khắc họa nhân vật vô cùng thành công.

Thông qua tác phẩm của mình tác giả muốn thể hiện tinh thần nhân văn của mình với những thân phận, người con gái tài sắc nhưng chịu thiệt thòi khi phải sống trong xã hội phong kiến “trọng nam kinh nữ”

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thể hiện nét đẹp về dung mạo cũng như khắc họa tính cách của hai chị em nhà họ Vương, Thúy Kiều và Thúy Vân.

Nghị luận văn học đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Qua lời lẽ ngôn ngữ của mình chúng ta thấy Thúy Kiều và Thúy Vân là hai bậc tài sắc, quốc sắc thiên hương, mặn mà, xinh đẹp đoan trang. Đặc biệt, là cô chị Thúy Kiều là người vô cùng thông minh lanh lợi, hoạt bát, tài sắc đều mười phân vẹn mười.

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Một tướng phụ nữ tốt mang lại nhiều thuận lợi cho người chồng, cũng như thể hiện cuộc sống bình an của nàng sau này.

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn

Nguyễn Du không nhắc nhiều đến vẻ đẹp của Thúy Kiều, ông chỉ sử dụng nghệ thuật đòn bẩy để làm nổi bật tài sắc của Kiều thông qua miêu tả Thúy Vân. Nhưng một chữ “hơn” đủ để làm người ta biết được Thúy Kiều tài sắc ghê gớm, mười phân vẹn mười gấp nhiều lần.

Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Một vẻ đẹp sắc sảo, khiến cho liễu hờn, mây thua. Thúy Kiều đẹp tới mức mà mọi loài hoa phải ghen tị, phải ẩn mình đi vì nàng quá xinh đẹp, kiêu sa, tới mức làm mọi vật khi thấy nàng phải tự xấu hổ, ẩn mình đi không dám khoe sắc.

Một nét đẹp sắc sảo thông minh, nhưng cũng dự báo trước tương lai không mấy thuận lợi, gặp nhiều trắc trở của Thúy Kiều. Bởi một người con gái mà xinh đẹp tài sắc tới mức hoa nhường, nguyệt thẹn thì sẽ làm con người khó lòng mà yêu mến được, nhất là phụ nữ vì phụ nữ thường ghen ghét những ai xinh đẹp hơn mình.

Người ta thường nói gái xinh thì không thông minh. Nhưng Thúy Kiều là trường hợp ngoại lệ, tác giả Nguyễn Du đã vô cùng ưu ái khi cho Thúy Kiều rất nhiều ưu điểm. Nàng không chỉ xinh đẹp, đoan trang, mà còn vô cùng thông minh, tài giỏi, cầm, kỳ, thi, họa nàng đều biết hết. Một cô gái đa tài.

Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung Thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Tác giả Nguyễn Du đã vẽ lên một Thúy Kiều vô cùng hoàn mỹ, không có điểm gì khiếm khuyết để thể hiện tình yêu của tác giả dành cho nhân vật của mình. Một người con gái tốt như vậy đáng ra phải được hạnh phúc sống vinh hoa phú quý. Nhưng cuộc đời này lại gặp quá nhiều gian nan, trắc trở, ba chìm bảy nổi, lưu lạc tha phương suốt 15 năm, chịu nhiều cay đắng, tủi nhục.

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là đoạn trích hay thể hiện sự tinh tế trong sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả Nguyễn Du.

———————————-

Trên đây TaiLieuViet hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Nghị luận văn học đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được TaiLieuViet sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay khi tham gia lễ hội