TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa CD để bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lớp 10. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 38 SGK Địa 10 CD

Thuỷ quyển là gì? Nước phân bố ở đâu trên lục địa? Con người cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ngọt?

Lời giải

– Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn, hơi), bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển, trong đó có khoảng 3% là nước ngọt còn lại là nước mặn.

– Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm: Giữ sạch nguồn nước; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước,…

1. Khái niệm thuỷ quyển

Câu hỏi trang 38 SGK Địa 10 CD: Đọc thông tin, hãy nêu khái niệm thuỷ quyển.

Lời giải

Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn, hơi), bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển, trong đó có khoảng 3% là nước ngọt còn lại là nước mặn. Nguồn nước ngọt của Trái Đất chủ yếu là băng, tuyết ở hai cực và trên các đỉnh núi cao.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

Câu hỏi trang 39 SGK Địa 10 CD: Quan sát hình 10.1, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

Lời giải

Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

– Chế độ mưa: Quy định chế độ dòng chảy sông.

– Băng tuyết tan: Làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân khi băng tuyết tan nhanh.

– Hồ, đầm: Điều tiết chế độ dòng chảy nước sông.

– Địa hình: Độ dốc địa hình càng lớn, thời gian tập trung nước và thoát nước trên sông càng nhanh.

– Đặc điểm đất, đá và thực vật: Các khu vực đất, đá dễ thấm nước, vỏ phong hoá dày, có nhiều thực vật che phủ thường có nguồn nước phong phú, dòng chảy điều hoà.

– Con người: Điều tiết chế độ dòng chảy sông thông qua việc xây dựng các hồ chứa thuỷ điện, các công trình thuỷ lợi, trồng và bảo vệ rừng,…

3. Hồ và phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành

Câu hỏi trang 39 SGK Địa 10 CD: Dựa vào bảng 10.1, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

Lời giải

Theo nguồn gốc hình thành, có các loại hồ chủ yếu sau đây.

STT

Loại hồ

Nguồn gốc hình thành

Ví dụ

1

Tự nhiên

Hồ móng ngựa

Do quá trình uốn khúc và đổi dòng của sông ở các vùng đồng bằng.

Hồ Tây ở Hà Nội.

2

Hồ kiến tạo

Hình thành ở những vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo.

Các hồ ở khu vực Đông Phi.

3

Hồ băng hà

Do quá trình xâm thực của bằng hà lục địa, phổ biến ở các nước vùng vĩ độ cao như Phần Lan, Ca-na-đa, Liên bang Nga,…

Vùng Hồ Lớn (Ngũ Hồ) ở lục địa Bắc Mỹ.

4

Hồ miệng núi lửa

Hình thành từ các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động.

Hồ To-ba trên đảo Su-ma-tra của In-đô-nê-xi-a.

5

Hồ nhân tạo

Do con người tạo ra.

Hồ thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà.

4. Nước băng tuyết và nước ngầm

Câu hỏi trang 40 SGK Địa 10 CD: Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm trên Trái Đất.

Giải Địa 10 Bài 10

Lời giải

* Nước băng tuyết

– Băng và tuyết là nước ở thể rắn, chiếm phần lớn lượng nước ngọt trên Trái Đất.

– Băng, tuyết có vai trò cung cấp nguồn nước cho sông khi nước băng tan và tạo thành các dạng địa hình băng hà ở vùng khí hậu lạnh.

* Nước ngầm

– Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất. Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước.

– Nguồn gốc của nước ngầm chủ yếu là do nước trên mặt đất thấm xuống.

– Mực nước ngầm luôn thay đổi do phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: nguồn cung cấp; đặc điểm địa hình, khả năng thấm nước của đất, đá, mức độ bốc hơi, lớp phủ thực vật và con người.

– Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào đặc điểm đất, đá. Nếu nước ngầm có chứa một lượng lớn khoáng chất hoặc khí hoà tan thì được gọi là nước khoáng.

– Nước ngầm là một trong những nguồn cung cấp nước cho các hệ thống sông trên Trái Đất và là kho nước ngọt có trữ lượng lớn phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của con người.

5. Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

Câu hỏi trang 41 SGK Địa 10 CD: Đọc thông tin, hãy nêu các giải pháp chủ yếu để bảo vệ nguồn nước ngọt. Theo em, giải pháp nào quan trọng nhất?

Lời giải

Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm:

– Giữ sạch nguồn nước.

– Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

– Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

– Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

-> Giữ sạch nguồn nước là giải pháp quan trọng nhất, vì lượng nước ngọt trên thế giới đang bị ô nhiễm ở nhiều nơi do tác động của tự nhiên và con người.

Luyện tập và vận dụng trang 41 SGK Địa 10 CD

Luyện tập trang 41 SGK Địa 10 CD: Dựa vào bảng 10.2, hãy lựa chọn và trình bày về chế độ nước của một trong các con sông dưới đây.

Bảng 10.2. Lưu lượng dòng chảy tháng trung bình nhiều năm tại một số trạm thuỷ văn trên các sông ở nước ta (Đơn vị: m3/s)

Tháng

Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội

trên sông Hồng

(21001’B, 105050’Đ)

1023

906

854

1005

1578

3469

5891

6245

4399

2909

2024

1285

Yên Thượng

trên sông Cả

(18041’B, 105023’Đ)

215

169

150

147

275

419

560

918

1358

1119

561

295

Tà Lài

trên sông Đồng Nai

(11022’B, 107022’Đ)

96

59

48

71

136

317

522

826

867

730

Lời giải

– Học sinh lựa chọn 1 trong các con sông để trình bày.

– Chế độ nước của trạm Tà Lài trên sông Đồng Nai.

+ Lưu lượng nước trung bình năm: 4267 m3/s.

+ Mùa lũ kéo dài từ tháng: 7 đến tháng 11 với lưu lượng nước trung bình 3340 m3/s (chiếm khoảng 78,3% lưu lượng nước cả năm).

+ Mùa cạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau với lưu lượng nước trung bình 927 m3/s (chỉ chiếm 21,7% lưu lượng nước cả năm).

+ Lưu lượng nước lớn nhất là tháng 9 (867 m3/s), nhỏ nhất là tháng 3 (48 m3/s).

Vận dụng trang 41 SGK Địa 10 CD: Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt? Ở địa phương em đã có các biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước?

Lời giải

– Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng giúp duy trì sự sống trên đất liền. Hiện nay, các nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân (con người khai thác quá mức, ô nhiễm, biến đổi khí hậu,…) -> Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp thiết hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới.

– Một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước ở địa phương

+ Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

+ Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

+ Không xả rác, chất thải bẩn vào nguồn nước.

+ Tuyên truyền về tầm quan trọng bảo vệ nguồn nước ngọt,…

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa CD. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CD. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 CD, Lịch sử 10 CD…