Tóm tắt Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức được TaiLieuViet.vn sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

1. Tóm tắt tác phẩm Xúy Vân giả dại mẫu 1

Xúy Vân là người con gái đẹp người, đẹp nết,là con gái của viên huyện Tể được gả cho Kim Nham một anh thư sinh nghèo hiếu học. Cuộc hôn nhân ép buộc không có tình yêu đã đưa cuộc đời nàng đến một tấn bi kịch. Sau khi về nhà chồng, Kim Nham phải lên Tràng An để dùi mài kinh sử để Xúy Vân ở nhà bơ vơ trong sự ghẻ lạnh và coi thường của gia đình. Vì quá buồn tủi và khao khát tìm kiếm hạnh phúc của đời mình nàng đã tin theo Trần Phương, hắn bày kế xúi Xúy Vân giả điên để được tự do thoát khởi nhà chồng. Nhưng không ngờ rằng Trần Phương là một tên “Sở Khanh”, đểu cáng bỏ lại nàng, khiến nàng tuyệt vọng từ giả điên thành điên thật.

2. Tóm tắt tác phẩm Xúy Vân giả dại mẫu 2

Văn bản: Xuý Vân với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng.

3. Bố cục Xúy Vân giả dại

– Đoạn 1: Từ đầu đến “Ra đây có phải xưng danh không nhỉ”: Sự đau khổ, tủi phận, xấu hổ của Xuý Vân

– Đoạn 2: Tiếp theo đến “Chị em ơi, tôi than thân tôi vài câu nhé”: Sự hối hận và đau khổ của Xúy Vân

– Đoạn 3: Còn lại: Sự thức tỉnh của Xúy Vân rồi lại rơi vào điên loạn, không tỉnh táo

4. Nội dung chính Xúy Vân giả dại

Xúy Vân bước ra sân khấu với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng. Màn kịch kết thúc trong tiếng cười điên dại, bất ổn, trớ trêu trong tâm trạng của Xúy Vân.

5. Giá trị nội dung Xúy Vân giả dại

– Đoạn trích đã khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật.

– Từ hoàn cảnh của Xúy Vân, giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền.

– Thể hiện những quan niệm về gia đình, đạo vợ chồng.

– Bộc lộ niềm cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

– Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.

6. Giá trị nghệ thuật Xúy Vân giả dại

– Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược.

– Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,…

– Giàu tính bi kịch.

7. Sơ đồ tư duy Xúy Vân giả dại

Tóm tắt Xúy Vân giả dại KNTT

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 Kết nối tri thức…