TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải GDQP 10 Bài 7 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
ToggleLuyện tập 1 trang 41 SGK GDQP 10 KNTT
Nêu cách nhận biết và tác hại của bom, mìn
Lời giải
Bom: Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương.
Mìn: Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.
Luyện tập 2 trang 41 SGK GDQP 10 KNTT
Kể tên một số loại thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra ở địa phương em. Chính quyền, gia đình và bản thân em đã làm gì khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh đó.
Lời giải
Một số loại thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra ở địa phương em:
Thiên tai: Sạt lở.
Dịch bệnh: Covid 19.
Chính quyền, gia đình và bản thân em đã thực hiện một số biện pháp sau khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh đó:
Với thiên tại sạt lở:
Theo dõi thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu.
Sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Cần bảo vệ tính mạng trước tiên.
Chạy nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn hoặc dấu hiệu không bình thường.Không được đi qua và lại gần quanh khu vực sạt lở đất.
Không được đánh cá, vớt củi, bơi lội qua sông, suối khi có mưa lớn hoặc nếu thấy nước có dấu hiệu bất thường như nước sông suối từ trong chuyển sang đục dần.
Không đi gần khu vực cầu, cống khi nước đang lên, dòng chảy mạnh.
Thường xuyên theo dõi tin tức trên báo, đài và ti vi về các đợt mưa lớn, kéo dài, nguy cơ sạt lở đất cao.
Tìm hiểu xem ở khu vực gần nhà mình từng xảy ra sạt lở đất chưa, chủ động quan sát các dấu hiệu sạt lở đất; kịp thời báo cáo chính quyền địa phương khi phát hiện dấu hiệu sạt, lở đất.
Hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, người già, người khuyết tật những biện pháp phòng tránh cần thiết.
Không nên xây nhà ở khu vực đã từng xáy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực ven sông, suối, sườn dốc, gần mái dốc đường giao thông.
Gia cố nhà cửa, đập tạm, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ.
Chủ động chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây…
Trồng cây, bảo vệ rừng để giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất.
Với dịch bệnh Covid19:
Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh
Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.
Luyện tập 3 trang 41 SGK GDQP 10 KNTT
Em hãy kể về một vụ hỏa hoạn đã xảy ra. Nguyên nhân và tác hại.
Lời giải
Kể về một vụ hỏa hoạn đã xảy ra: Đối với nhà nhiều tầng đám cháy thường xảy ra tại tầng trệt; đây là khu vực dễ xảy ra cháy nhất vì là nơi sinh hoạt hàng ngày, đun nấu, thắp hương thờ cùng (bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài); nơi chứa nhiều thiết điện được sử dụng thường xuyên; đặc biệt đối với các hộ sản xuất, kinh doanh thì bao giờ cũng tận dụng tối đa mặt bằng để bày, bán, trữ chứa hàng hóa, thiết bị máy móc, thậm chí xếp cả trên hành lang, cầu thang, chỉ để một lối đi hẹp vào phía bên trong nhà; đường điện câu kéo phục vụ sản xuất, kinh doanh muôn thì hình vạn trạng, không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, các hộ gia đình ở đô thị hầu như đều để các phương tiện như xe máy, ô tô ở tầng trệt, phòng khách, trong nhiều vụ cháy nguyên nhân đã phát sinh từ chính các phương tiện này. Khi đám cháy phát sinh ở tầng trệt, ngọn lửa cùng với khói, khí độc sẽ nhanh chóng chặn lối ra duy nhất, nếu không còn lối ra nào khác thì các nạn nhân khó thoát khỏi cái chết. Điển hình là vụ cháy vào sáng ngày 4/4/2021 tại căn nhà 4 tầng kinh doanh bỉm sữa ở 311 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội; mặc dù lực lượng chữa cháy đã có mặt khá kịp thời nhưng vẫn không thể cứu được các nạn nhân; 04 thi thể được tìm thấy trong tình trạng đã cố tìm cách thoát ra từ tầng tum nhưng lối ra đã bịt kín bằng khung sắt kiên cố.
Luyện tập 4 trang 41 SGK GDQP 10 KNTT
Em hãy kể lại những việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ.
Lời giải
Những việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ:
Thực hiện đầy đủ thẩm duyệt thiết kế PCCC, kiểm tra trong quá trình thi công tác hạng mục PCCC, nghiệm thu, đến quá trình sử dụng.
Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như: bình khí CO2, bình bột chữa cháy để đảm bảo về chất lượng và số lượng, luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Trường học phải có nội quy PCCC, phương án chữa cháy, phương án thoát nạn cho trẻ em và học sinh khi có cháy xảy ra. Phương án phải được tổ chức học tập, diễn tập, tổ chức rút kinh nghiệm. Hàng năm khi có sự thay đổi, hoăc sau mỗi lần thay đổi phải được bổ xung ngay vào phương án cho phù hợp.
Khu nhà nhiều tầng nên có bảng chỉ dẫn trên đường thoát nạn trên lối và đường thoát nạn.
Cấm sử dụng điện tùy tiện.
Các em học sinh không được nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường.
Yêu cầu đối tượng sử dụng phải kiểm tra ngắt hết điện trước khi đóng cửa. Lực lượng bảo vệ nhà trường có trách nhiệm kiểm tra lại.
Hướng dẫn mọi người thoát nạn an toàn. Cần lưu ý hướng dẫn mọi người di chuyển từ tầng trên xuống dưới, tập kết mọi người thành khối cán bộ, giáo viên, lớp học sinh, sinh viên. Trong trường hợp khẩn cấp không thoát được theo cầu thang thì hướng dẫn thoát ra các lối ra ban công, ra mái và thông báo mọi người biết để ứng cứu.
Thực hiện công tác cứu người bị nạn như cấp cứu người bị nạn.
Lực lượng PCCC cơ sở phải tổ chức triển khai phương tiện chữa cháy đã được trang bị.
Sử dụng bình chữa cháy để dập cháy. Bình chữa cháy được phân bố rải rác trên khắp diện tích trường học. Khi phát hiện có cháy xảy ra, cán bộ, giáo viên đều phải chủ động lấy bình dập tắt đám cháy.
Sử dụng nước để chữa cháy. Triển khai các họng nước chữa cháy (nếu có) tấn công dập tắt ngọn lửa, ngăn chặn cháy lan. Lưy ý, chỉ triển khai nước chữa cháy khi đảm bảo rằng hệ thống điện đã được ngắt và trong trường hợp phòng máy tính, thư viện không còn phương tiện bình chữa cháy để dập cháy.
Dùng chăn chữa cháy để dập cháy phủ kín toàn bộ diện tích đám cháy và miết kín xung quanh.
Vận dụng 1 trang 41 SGK GDQP 10 KNTT
Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều loại bom, mìn, đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tiềm ẩn nhiều cơ mất an toàn. Khi phát hiện các loại vũ khí đó, em sẽ làm thế nào?
Lời giải
Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều loại bom, mìn, đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tiềm ẩn nhiều cơ mất an toàn. Khi phát hiện các loại vũ khí đó:
Em cần phải bình tĩnh, phải để yên, không nên va chạm vào nó (vì có những loại rất nhạy nổ) và báo cho các ban ngành chức năng.
Trong thời gian chờ lực lượng xuống giải quyết, em cần phải báo cáo cho người lớn đến để phong tỏa hiện trường, cắm khu vực, canh gác đảm bảo an toàn cho người dân.
Vận dụng 2 trang 41 SGK GDQP 10 KNTT
Trong một lần trên đường đi học về bất chợt trời đổ mưa và kèm theo sấm chớp, khi đó em sẽ làm gì để bảo đảm an toàn?
Lời giải
Trong một lần trên đường đi học về bất chợt trời đổ mưa và kèm theo sấm chớp, để đảm bảo an toàn em cần:
Không dừng nghỉ, trú mưa dưới các tán lá, gốc cây để tránh bi sét đánh, gây nguy hại tới tính mạng.
Nhanh chóng tìm vị trí trú mưa, tránh sét ở những ngôi nhà bên đường.
Không nên sử dụng các loại ô để tránh mưa vì chúng có thể trở thành mục tiêu thu hút sét.
Hạn chế sử dụng điện thoại di động.
Vận dụng 3 trang 41 SGK GDQP 10 KNTT
Một hôm, bạn thân của anh trai em đến nhà chơi và ở lại ăn cơm. Mọi người vui vẻ kể với nhau rât nhiều chuyện. Khi đó, em phát hiện người bạn của anh trai mình vừa trở về từ vùng dịch nhưng không khai báo trung thực để không phải cách li. Lúc đó, em sẽ hành động như thế nào?
Lời giải
Một hôm, bạn thân của anh trai em đến nhà chơi và ở lại ăn cơm. Mọi người vui vẻ kể với nhau rât nhiều chuyện. Khi đó, em phát hiện người bạn của anh trai mình vừa trở về từ vùng dịch nhưng không khai báo trung thực để không phải cách li. Em sẽ hành động:
Khuyên bạn của anh trai nên tuân thủ các quy định về cách li y tế: Phải khai báo y tế khi trở về từ vùng dịch, không nên khải báo gian dối.
Đề nghị anh trai và những người tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch tự giác cách li và test covid để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Vận dụng 4 trang 41 SGK GDQP 10 KNTT
Khi phát hiện xảy ra cháy do chập điện trong gia đình, ngọn lửa bắt đầu lan sang các vật dụng khác, em sẽ xử lí như thế nào?
Lời giải
Cách xử lý khi phát hiện xảy ra cháy do chập điện trong gia đình mà ngọn lửa đang bắt đầu lan sang các vật dụng khác:
Nhanh chóng thông báo, hô hoán cho mọi người trong nhà biết về vụ cháy.
Nhanh chóng cúp cầu giao tổng, ngắt điện truyền tải cho ngôi nhà (nếu có thể).
Gọi điện thoại cho lực lượng PCCC qua số 114 và công ty điện lực quản lý.
Cùng với mọi người trong nhà sử dụng các vật dụng để chữa cháy (sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy, không nên sử dụng dùng nước để dập vì nước dẫn điện rất nguy hiểm có thể gây ra những tình huống xấu hơn), chỉ dùng nước để dập tắt đám cháy khi chắc chắn điện cấp cho căn nhà đã ngắt hoàn toàn và đi dày, ủng cách điện.
Cử người đón lực lương chữa cháy và tham gia hỗ trợ công tác tổ chức chữa cháy khi có yêu cầu.
TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải GDQP 10 Bài 7 KNTT. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK GDQP 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 KNTT, Ngữ văn 10 KNTT…
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)