Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 9 bài 7, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em tham khảo, luyện tập. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. Giải bài tập GDCD 9 bài 7

  • Giải SGK GDCD 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
  • Giải SBT GDCD 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

B. Lý thuyết GDCD 9 bài 7

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Là những giá trị tinh thần (tư tưởng, cách ứng xử,…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo,…

3. Ý nghĩa

Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

4. Trách nhiệm của chúng ta

– Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

– Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc

Bài tập

1. Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

a) Tìm đọc tài liệu về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc

b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa

c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống

d) Không tôn trọng những người lao động chân tay

đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác

e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc

h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam

i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo

k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật

l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Trả lời:

– Các câu đúng: (a), (c), (e), (g), (h),(i), (l)

Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống.

2. Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc,….) và giới thiệu để bạn bè cùng biết?

Trả lời

Nhắc tới bánh phu thê, chắc đã không còn xa lạ đối với mỗi người Việt Nam, chiếc bánh vẫn thường xuất hiện trong mỗi dịp lễ tết, cưới hỏi. Bánh phu thê không chỉ là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam mà còn hàm chứa trong đó triết lý âm dương của cả dân tộc.

Có người lại truyền nhau tên gọi bánh “phu thê” gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là bánh phu thê. Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gửi cho chồng kèm theo lời nhắn:

“Từ ngày chàng bước xuống ghe

Sóng bao nhiêu đợt bánh rầu bấy nhiêu”.

Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó, người ta truyền nhau rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng, và thường hay có mặt trong tiệc cưới như một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ.

Lại có câu chuyện khác thế này, những em nhỏ của làng Đình Bảng kể lại rằng:

Theo truyền thuyết, thời Lý vào những ngày hội hè hay ngày Tết, người dân làng Đình Bảng thường dùng sản vật mình đã cấy trồng ra làm bánh Su Sê, thành tâm dâng cúng tổ tiên, rồi cùng hưởng lộc. Một lần hội làng, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở Đền Đô. Tại đây, dân làng đã dâng Đức vua và Nguyên Phi đặc sản của quê hương là bánh Su Sê. Đức vua và Nguyên Phi thưởng thức món bánh này và khen ngon. Thấu suốt sự hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn của loại bánh ngon, nhà vua đã truyền rằng bánh nên là một lễ vật trong ngày vui kết thành phu thê. Từ đó, bánh được gọi là bánh Phu Thê.

3. Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?

a) Truyền thống là những kinh nghiệp quý giá

b) Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng

c) Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào

d) Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển

đ) Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.

e) Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Trả lời:

Đáp án đúng: (a), (b), (c), (e).

– Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

4. An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?

Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An?

Trả lời

– Em không đồng ý với ý kiến của An

– Bởi vì, dân tộc Việt Nam có tuyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An)

– Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “Lấy nhân nghĩa để thăng hung tàn”, “Lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đao”, truyền thống hiếu thảo, thủy chung…Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

C. Trắc nghiệm GDCD bài 7

Câu 1:Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Đáp án: B

Câu 2: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Đáp án: A

Câu 3: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống cần cù trong lao động.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4:Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Đáp án: A

Câu 5:Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 6:Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Chê bai người quét rác.

C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 7:Hiện tượng học sinh đánh nhau, lột đồ của bạn trong trường học vi phạm chuẩn mực nào?

A. Vi phạm chuẩn mực đạo đức.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 8:Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống thương người.

B. Truyền thống nhân đạo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Đáp án: A

Câu 9:Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Đáp án: B

Câu 10:Đối với các truyền thống tốt đẹp chúng ta cần làm gì?

A. Bảo vệ.

B. Kế thừa.

C. Phát triển.

D. Cả A, B, C.

Đáp án D

Câu 11: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa

A. hiện đại theo thời cuộc.

B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc.

C. tao ra sức sống cho con người.

D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

Đáp án D

Câu 12: Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.

B. Kính trọng, lễ phép với thây, cô giáo.

C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.

D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.

Đáp án D

Câu 13: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là

A. hủ tục mê tín dị đoan.

B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam.

C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.

D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt.

Đáp án D

Câu 14: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị

A. vật chất

B. tinh thần

C. của cải

D. kinh tế.

Đáp án B

Câu 15: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về

A. làng nghề.

B. đạo đức.

C. tín ngưỡng.

D. nghệ thuật.

Đáp án B

Câu 16: Tư tưởng nào dưới đây cần xóa bỏ?

A. Trọng nam khinh nữ.

B. Kính già, yêu trẻ.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Đáp án A

Câu 17: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Mê tín, tin vào bói toán.

B. Gây rối trật tự công cộng.

C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.

D. Chê bai các lễ hội truyền thống.

Đáp án C

Câu 19: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc?

A. Xây những tòa cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế.

B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa.

C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ

D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống.

Đáp án D

Câu 20: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì?

A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.

B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.

C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hóa tiên tiến của nhân loại.

D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Đáp án D

………………………………….

Với nội dung bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm vững kiến thức về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ý nghĩa và trách nhiệm của chúng ta trong việc kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc…

Ngoài Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển
  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 8: Năng động, sáng tạo