Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình tổng hợp phần lý thuyết cơ bản được học trong Giáo dục công dân 9 bài 4, bên cạnh đó là bài tập trắc nghiệm đi kèm giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời các câu hỏi liên quan trong bài. Tài liệu giúp các em học tốt Giáo dục công dân 9 hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập GDCD 9 bài 4

  • Giải SGK GDCD 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình
  • Giải SBT GDCD 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình

B. Lý thuyết GDCD bài 4

1. Hòa bình

– Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

– Là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.

– Là khát vọng của nhân loại.

2. Biểu hiện của lòng yêu hòa bình

– Giữ gìn cuộc sống bình yên

– Dùng lòng thương đàm phán để giải quyết mâu thuẫn

– Không để xảy ra chiến tranh xung đột

3. Cách thực hiện

– Toàn nhân loại cần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Lòng yêu hòa bình thể hiện mọi nơi mọi lúc giữa con người

– Đảng ta đã và đang tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hòa bình và công lý trên thế giới.

Bài tập

1. Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày?

a) Biết lắng nghe người khác

b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác

c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân

d) Học hỏi những điều hay lẽ phải của người khác

đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình

e) Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác

g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc

h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế

i) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh

Trả lời:

Những hàng vi biểu hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày: (a), (b), (d), (e), (h), (i)

2. Em tán thành với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Mọi người đều có quyền được sống hòa bình

b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh.

c) Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại

3. Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết?

Trả lời:

– Phong trào đi bộ vì hòa bình

– Mít tinh phản đối chiến tranh ở I-rắc

– Ủng hộ nhân dân Cu – ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ

– Cuộc thi viết thư nói về chủ đề “Em yêu hòa bình”

– Vẽ tranh về chủ để “Em yêu hòa bình”

– Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế

– Viết thư bày tỏ tình đoạn kết với thanh, thiếu niên quốc tế

4. Em hãy giải thích vì sao chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình?

Trả lời:

Cần phải bảo vệ hòa bình vì:

– Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội….

– Chiến tranh chỉ dẫn tới đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, gia đình li tán, ô nhiễm môi trường….

– Hiện nay, chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu không cảnh giác và kiên quyết ngăn chặn thì nhiều quốc gia, dân tộc, trong đó cũng có nước ta sẽ bị rơi vào vòng xoáy của chiến tranh.

5. Em hãy kể ra 10 địa điểm trên thế giới đã từng xảy ra chiến tranh, khủng bố hoặc xung đột vũ trang gần đây?

Trả lời:

10 địa điểm trên thế giới đã từng xảy ra chiến tranh, khủng bố hoặc xung đột vũ trang gần đây:

I-rắc, Xô-ma-li, Áp-ga-ni-xtan, Xu-đăng, Phi-lip-pin, Bán đảo Triều Tiên, Cô-lôm-bi-a, Biên giới Thái Lan và Campuchia, Xi-ri-lan-ca, Gru-di-a…

6. Trong giờ học “Bảo vệ hòa bình” đã có 2 ý kiến khác nhau:

– Ý kiến 1: Tất cả các bên tham gia chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa đều phải bị lên án

– Ý kiến 2: Cần ủng hộ chiến tranh chính nghĩa và chống lại chiến tranh phi nghĩa.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến 2 vì chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh vì mục đích bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc, góp phần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ giá trị con người và nền hòa bình thế giới. Vì thế, chúng ta cần lên án chiến tranh phi nghĩa và ủng hộ chiến tranh chính nghĩa.

C. Trắc nghiệm GDCD bài 4

Câu 1:Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

A. 30/4/1975.

B. 01/5/1975.

C. 02/9/1945.

D. 30/4/1954.

Đáp án: A

Câu 2: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là?

A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.

B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.

C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 3:Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là?

A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Cãi nhau với hàng xóm.

C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4:Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là

A. Hợp tác. B. Hòa bình. C. Dân chủ. D. Hữu nghị.

Đáp án: B

Câu 5: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là

A. Bảo vệ hòa bình.

B. Bảo vệ pháp luật.

C. Bảo vệ đất nước.

D. Bảo vệ nền dân chủ.

Đáp án: A

Câu 6:Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

A. Diễn biến hòa bình.

B. Diễn biến chiến tranh.

C. Diễn biến cục bộ.

D. Diễn biến nội bộ.

Đáp án: A

Câu 7: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.

C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.

D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Đáp án: D

Câu 8: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

A. Đánh lại.

B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.

C. Báo với công an.

D. Báo với gia đình.

Đáp án: B

Câu 9:Trong thôn em có xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.

B. Coi như không biết.

C. Làm theo các đối tượng lạ.

D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Đáp án: D

Câu 10:Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.

C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

D. Cả A, B, C.

Đáp án D

………………….

Trên đây là Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Để xem những bài tiếp theo, mời các em vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 9 trên TaiLieuViet nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết theo từng bài, giúp các em dễ dàng ôn tập.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn Toán 9, Văn 9, Anh, Lý, Hóa, Sinh và đề thi học kì 1 lớp 9. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

GDCD 9 bài 4: Bảo vệ hòa bìnhBài tiếp theo: Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 5