Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Địa lý lớp 9, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em học sinh vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách dễ dàng hơn. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó học tốt Địa lí 9.

A. Giải bài tập Địa lí 9 bài 32

  • Giải SGK Địa lý 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
  • Giải SBT Địa lý 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

B. Lý thuyết Địa lí 9 bài 32

1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp.

– Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

– Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng: gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm.

– Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

– Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

+ TP.Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

+ Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

– Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

b) Nông nghiệp.

– Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Các cây công nghiệp lâu năm quan trọng là: cao su, cà phê, tiêu, điều…

– Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả cũng được chú ý phát triển.

– Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

– Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.

– Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hóa cao.

– Trong lâm nghiệp: đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn.

+ Công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ.

– Cơ cấu sản xuất đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như: khai thác dầu khí, hóa dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng.

– Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

+ Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước, đặc biệt là cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả

C. Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 32

Câu 1:Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)

lý thuyết môn địa lý 9

Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là:

A. Nông, lâm, ngư nghiệp

Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là công nghiệp – xây dựng (59,3%), dịch vụ (34,5%), Nông – lâm – ngư nghiệp (6,2%).

Đáp án: C.

Câu 2: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là

A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.

B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.

C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.

D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là dầu khí, điện tử và công nghệ cao

Đáp án: D.

Câu 3: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Điều

B. Cà phê

C. Cao su

D. Hồ tiêu

Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến cây điều, cà phê, hồ tiêu.

Đáp án: C.

Câu 4: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là

A. Thủy lợi

B. Phân bón

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn

D. Phòng chống sâu bệnh

Do ở Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô nên thủy lợi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ.

Đáp án: A.

Câu 5: Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm

A. 30 %

B. 45 %

C. 90 %

D. 100 %

Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm 100% với một số mỏ dầu nổi tiếng như Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng, Rạng Đông,…

Đáp án: D.

Câu 6: Năm 2002, GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đạt 289 500 tỉ đồng, chiếm bao nhiêu % GDP của cả nước? (biết rằng năm 2002, GDP của cả nước là 534 375 tỉ đồng).

A. 54,17%.

B. 184,58%.

C. 541,7%.

D. 5,41%.

Cách tính tỉ lệ:

%GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm = (GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm × 100)/ GDP của cả nước

Đáp án: A.

Câu 7: Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là

A. Nghèo tài nguyên

B. Dân đông

C. Thu nhập thấp

D. Ô nhiễm môi trường

Một vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là môi trường đang bị suy giảm nghiêm trọng. Vấn đề môi nhiễm môi trường (nước, không khí, đất,…) đang rất trầm trọng do phát triển công nghiệp, dân số tăng nhanh.

Đáp án: D.

Câu 8: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những tỉnh

A. Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.

C. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

D. Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Các tỉnh trọng điểm cây cao su ở vùng Đông Nam Bộ là Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.

Đáp án: C.

Câu 9: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)

lý thuyết môn địa lý 9

Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là

A. Nông – lâm – ngư nghiệp.

B. Công nghiệp, xây dựng.

C. Dịch vụ.

D. Không có ngành nào.

Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là công nghiệp – xây dựng (59,3%), dịch vụ (34,5%), Nông – lâm – ngư nghiệp (6,2%).

Đáp án: A.

Câu 10: Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở

A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.

B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

C. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

D. Biên Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương.

Ngành công nghiệp tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

Đáp án: B.

Câu 11: Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của các dự án để sự phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ bền vững

A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng

B. Hạn chế sản xuất nhỏ, tăng cường sản xuất công nghiệp của nhà nước

C. Bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp cân đối trên địa bàn toàn vùng

D. Tăng cường xuất khẩu khoáng sản thô

Đáp án: D

Câu 12: Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực nào sau đây?

A. Công nghiệp – xây dựng.

B. Du lịch.

C. Nông – lâm – ngư nghiệp.

D. Dịch vụ.

Đáp án: A

Câu 13: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là

A. dệt may, da – giày, gốm – sứ.

B. dầu khí, phân bón, năng lượng.

C. chế biến lương thực, cơ khí.

D. dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Đáp án: D

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Bà Rịa.

B. Thủ Đức.

C. Cà Mau.

D. Phú Mỹ.

Đáp án: D

Câu 15: Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là

A. TP. Hồ Chí Minh.

B. Biên Hòa.

C. Thủ Dầu Một.

D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án: D

Câu 16: Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi

A. nửa chuồng trại.

B. truồng trại.

C. công nghiệp.

D. bán thâm canh.

Đáp án: C

Câu 17: Nhiệm vụ quan trọng trong ngành lâm nghiệp đang được các địa phương ở Đông Nam Bộ đầu tư là

A. bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn.

Đáp án: A

Câu 18: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm ngành công nghiệp Đông Nam Bộ

A. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh.

B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

C. Cơ cấu sản xuất đa dạng nhưng chưa cân đối.

D. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển.

Đáp án: C

…………………………….

Với nội dung bài Vùng Đông Nam Bộ, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về tình hình kinh tế phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ…

Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo), mời các bạn tham khảo thêm : Địa lý lớp 9,Giải bài tập Địa lí 9,Giải tập bản đồ Địa lí 9,Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất,Giải Vở BT Địa Lí 9,Tài liệu học tập lớp 9.