Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản. Đây là tài liệu tham khảo hay được TaiLieuViet.vn sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta.

Trả lời:

– Trong tổng diện tích rừng gần 11,6 triệu ha, có khoảng 6/10 là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, 4/10 là rừng sản xuất.

2. Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết rừng phòng hộ chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích rừng cả nước và đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Trả lời:

– Rừng phòng hộ chiếm khoảng 46,6% diện tích rừng cả nước.

– Ý nghĩa: Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,…).

3. Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?

Trả lời:

– Lợi ích:

+ Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu,…

+ Góp phần điều hoà môi trường sinh thái.

+ Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,…).

+ Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên,…

– Con người không thể dừng việc khai thác rừng vì những lợi ích của mình. Nhưng đi đôi với khai thác là phải bảo vệ rừng để tránh cạn kiệt rừng, đảm bảo lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và cho các thế hệ mai sau.

4. Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

Trả lời:

– Bão và gió mùa Đông Bắc làm biển động đã hạn chế ngày ra khơi, nhiều khi gây thiệt hại về người và của.

– Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

5. Hãy so sánh số liệu nảm 1990 và năm 2002, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản.

Trả lời:

Trong giai đoạn 1990 – 2002:

– Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh (gần 3 lần).

– Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh (5,2 lần) hơn sản lượng thuỷ sản khai thác (gần 2,5 lần).

– Trong cơ cấu giá trị sản lượng thuỷ sản, tỉ trọng của thuỷ sản khai thác chiếm 68%.

II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

1. Hãy xác định trên hình 9.2 các vùng phân bố rừng chủ yếu.

Trả lời:

– Tây Nguyên.

– Đông Nam Bộ.

2. Hãy xác định trên hình 9.2 các tỉnh trọng điểm nghề cá.

Trả lời:

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ (dẫn đầu là các tỉnh, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận).

3. Căn cứ vào bảng 9.2 (trang 37 SGK), hãy vẽ biểu đồ cột chồng biểu diễn sản lượng thuỷ sản của các năm 1990 và 2002.

Hướng dẫn:

Vẽ biểu đồ cột ghép: Có hai nhóm cột trên biểu đồ. Một nhóm của năm 1990 và một nhóm của năm 2002. Mỗi nhóm có hai cột, một cột thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác và một cột thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. Chiều cao của mỗi cột ứng với giá trị của sản lượng thuỷ sản khai thác hay thuỷ sản nuôi trồng của từng năm. Chú ý, lấy tỉ lệ phù hợp với tờ giấy vẽ (Ví dụ: Ứng với 400 tấn = lcm).

– Trục hoành thể hiện năm (hai năm 1990 và 2002), trục tung thể hiện giá trị sản lượng (nghìn tấn).

– Tên biểu đồ là: Biểu đồ sản lượng thuỷ sản năm 1990 và 2002.

III. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Rừng sản xuất là:

A. Các khu rừng đầu nguồn các sông.

B. Các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển,

C. Các dải rừng ngập mặn ven biển.

D. Rừng nguyên liệu giấy.

2. Gỗ chỉ được phép khai thác trong khu vực:

A. Rừng sản xuất. B. Rừng phòng hộ.

C. Rừng đặc dụng. D. Rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

3. Ngư trường vịnh Bắc Bộ là một tên gọi khác của ngư trường:

A. Cà Mau – Kiên Giang.

B. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.

C. Hải Phòng – Quảng Ninh.

D. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

4. Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn là:

A. Bãi triều. B. Đầm phá.

C. Các dải rừng ngập mặn. D. Các vùng, vịnh.

5. Nghề cá phát triển mạnh ở các tỉnh:

A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.

C. Nam Bộ và Bắc Bộ.

D. Bắc Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.