TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bà viết Giải Sử 10 Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
Mục Lục
Toggle1. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á
Câu hỏi trang 86 SGK Sử 10 KNTT
Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á.
Lời giải
– Từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ VII: đây là giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á
+ Gắn với sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên, như Văn Lang – Âu Lạc, Phù Nam, các quốc gia ở hạ lưu sông Chao Phray-a,…
+ Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa đối với khu vực Đông Nam Á đã thể hiện rõ nét.
– Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV: đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn minh Đông Nam Á
+ Gắn với sự hình thành và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến
+ Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
– Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: đây là giai đoạn văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng
+ Gắn với quá trình suy yếu của các vương triều phong kiến và sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây
+ Văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng, chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật,…
2. Một số thành tựu tiêu biểu
Câu 1 trang 88 SGK Sử 10 KNTT
Em hãy trình bày một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á trong thời kì cổ – trung đại.
Lời giải
* Tín ngưỡng
– Trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài, ở Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng.
– Về cơ bản, tín ngưỡng Đông Nam Á bao gồm ba nhóm chính:
+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
+ Tín ngưỡng phồn thực
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất
– Các hình thức tín ngưỡng bản địa được bảo tồn trong quá trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á và tiếp tục tồn tại đến ngày nay
* Tôn giáo
– Bằng nhiều con đường khác nhau, các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo lần lượt được du nhập vào Đông Nam Á và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực này.
– Phật giáo du nhập từ khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá của cư dân nhiều nước (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,…).
+ Hồi giáo được truyền bá thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XIII. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở Đông Nam Á với sự ra đời của các quốc gia Hồi giáo: Ma-lắc-ca, A-chê… vào các thế kỉ XV-XVII.
+ Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin. Cùng với quá trình các nước phương Tây mở rộng xâm lược Đông Nam Á, Công giáo tiếp tục được truyền bá đến nhiều nước khác trong khu vực.
– Nhìn chung ở Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hoà hợp.
– Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á, vì:
+ Đông Nam Á có vị trí thuận lợi cho quá trình giao lưu, tiếp xúc kinh tế – văn hóa với nhiều nền văn minh lớn trên thế giới. Thông qua quá trình giao lưu kinh tế – văn hóa này, các tôn giáo từng bước được du nhập vào Đông Nam Á.
+ Trước khi diễn ra quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài, cư dân Đông Nam Á chưa sáng tạo ra được tôn giáo riêng của dân tộc mình. Các tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo… khi du nhập vào Đông Nam Á thì đã có đầy đủ: hệ thống giáo lý, giáo luật, kinh thánh…. Mặt khác, các tôn giáo này, tuy có sự giải thích khác nhau về con đường tu tập nhưng đều thống nhất với nhau về trong việc đề cao tính hướng tiện, lòng yêu thương con người. Vì vậy, các tôn giáo dễ dàng được cư dân Đông Nam Á đón nhận, sùng mộ.
Câu 1 trang 89 SGK Sử 10 KNTT
Việc cư dân các nước Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình có ý nghĩa như thế nào?
Lời giải
– Việc cư dân các nước Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình đã cho thấy tính sáng tạo, tính dân tộc và tinh thần sẵn sàng tiếp thu, học hỏi của cư dân Đông Nam Á
Câu 2 trang 89 SGK Sử 10 KNTT
Kể tên một số tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Việt Nam thời kì trung đại mà em biết.
Lời giải
– Một số tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Việt Nam thời kì trung đại:
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du
+ Tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông
+ Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
+ Bài thơ Qa đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Câu 1 trang 92 SGK Sử 10 KNTT
Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Em ấn tượng nhất với thành tựu nào?
Lời giải
* Một số thành tựu kiến trúc – điêu khắc tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á
– Cư dân Đông Nam Á đã tạo dựng hàng loạt công trình kiến trúc (đền, chùa, tháp) mang phong cách Phật giáo và Hin-đu giáo ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ nhưng vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hoá của từng dân tộc.
– Trước khi tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài, cư dân ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra nghệ thuật tạo hình độc đáo và đa dạng, thể hiện qua nghệ thuật chạm khắc hoa văn trang trí trên các hiện vật bằng gốm, đồng,… Cùng với các công trình kiến trúc đồ sộ là hàng loạt tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, với hai loại hình chủ yếu là phù điêu và tượng.
– Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đạt đến đỉnh cao rực rỡ với nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là:
+ Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a),
+ Quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia)
+ Chùa Phật Ngọc (Thái Lan)
+ Chùa Vàng (Mi-an-ma)
+ Khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam),…
* Em ấn tượng nhất với: Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). Đền Bô-rô-bu-đua là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1991.
Câu 2 trang 92 SGK Sử 10 KNTT
Em có nhận xét gì về giá trị trường tồn của những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
Lời giải
– Sự trường tồn của những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại cho thấy sức sống mãnh liệt, bền bỉ của nền văn minh bản địa, tính sáng tạo và tinh thần dân tộc của cư dân Đông Nam Á.
Luyện tập và vận dụng trang 92 SGK Sử 10 KNTT
Luyện tập 1 trang 92 SGK Sử 10 KNTT
Xây dựng trục thời gian về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại.
Lời giải
(*) Sơ đồ trục thời gian tham khảo: về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại
Luyện tập 2 trang 92 SGK Sử 10 KNTT
Lập bảng thống kê theo gợi ý dưới đây (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại.
Lời giải
Tên thành tựu |
Lĩnh vực |
Niên đại |
Quốc gia |
Ý nghĩa/ giá trị |
Thờ thần Lúa |
Tín ngưỡng |
Đầu Công nguyên |
Lào Inđônêxia Thái Lan; Việt Nam… |
– Thần Lúa được coi là vị thần bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp => thờ thần lúa là biểu hiện của nền văn minh bản địa ở Đông Nam Á |
Đền Bôrôbuađua |
Kiến trúc |
Thế kỉ IX |
Inđônêxia |
Là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới |
Chữ Chăm cổ |
Chữ viết |
Thế kỉ IV |
Chăm-pa (Nam Trung Bộ Việt Nam hiện nay) |
Thể hiện tính dân tộc, sự sáng tạo của cư dân Chăm-pa |
Thánh địa Mỹ Sơn |
Kiến trúc |
Khoảng thế kỉ IV – XI |
Chăm-pa (Nam Trung Bộ Việt Nam hiện nay) |
Là trung tâm tôn giáo của Vương quốc Chăm-pa xưa |
Truyện Kiều |
Văn học |
Thế kỉ XIX |
Việt Nam |
Là một trong những kiệt tác văn học của Việt Nam thời trung đại |
Vận dụng trang 92 SGK Sử 10 KNTT
Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản”, em sẽ lựa chọn thành tựu về văn minh Đông Nam Á để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao?
Lời giải
– Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản”, em sẽ lựa chọn thành tựu: tín ngưỡng thờ cúng người đã mất của cư dân Đông Nam Á
– Vì:
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất là một trong những tín ngưỡng bản địa có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á, bởi với họ: thờ cúng người đã mất là sợi dây nối liền quá khứ – hiện tại – tương lai, tạo nên một truyền thống liên tục của dân tộc.
+ Tín ngưỡng này có sức sống bền bỉ, mãnh liệt (được hình thành từ rất sớm, khoảng những thế kỉ trước Công nguyên, qua nhiều thời kì lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất không hề bị lãng quân hay phai nhạt mà vẫn được duy trì cho đến hiện nay)
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất mang tính phổ biến, rộng rãi ở hầu hết các cộng đồng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.
TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sử 10 Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á KNTT. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Sử 10 KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Ngữ văn 10 KNTT…
Bài tiếp theo: Giải Sử 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam KNTT
- Giải Sử 10 Bài 12: Văn minh Đại Việt KNTT
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)