Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 Sách CTST vừa được TaiLieuViet.vn tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết hướng dẫn bạn đọc soạn bài thực hành tiếng Việt trang 127 SGK Ngữ văn 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Câu 1 trang 127 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 CTST

a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp bạn hiểu thêm điều gì về các thông tin chính mà văn bản truyền tải?

b. Nhận xét về cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: độ dài cảu phần chú thích hình ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chú thích với văn bản chính,…

Trả lời:

a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp chúng ta hiểu thêm được là cây đàn ghi-ta phím lõm trông như thế nào, nó được phân loại ra sao và được sử dụng rộng rãi ra sao trong dàn nhạc cải lương

b. Mỗi hình ảnh đều được đi kèm phần chú thích để nói lên hình ảnh là về ai, cái gì, chứng minh điều gì. Độ dài của các phần chú thích khá hợp lý, ngọn ngàng so với bố cục văn bản.

Câu 2 trang 127 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 CTST

Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ, chẳng hạn như các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn như sau:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 Sách CTST

Theo bạn, có thể thay thế các biểu đồ trong ba hình ảnh minh họa trên bằng dạng khác không? Vì sao?

Trả lời:

Có thể vì các dạng biểu đồ luôn linh hoạt tùy vào cách người viết sử dụng

+ Tổng dân số có thể dùng biểu đồ đường

+ Tỉ lệ tăng dân số có thể dùng biểu đồ tròn

+ Tỉ lệ giới tính có thể dùng biểu đồ cột

Câu 3 trang 128 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 CTST

Sưu tầm ít nhất một văn bản thông tin trên sách báo, trong đó có sử dụng biểu đồ. Giải thích tác dụng của biểu đồ đó.

Trả lời:

Ví dụ :

Tình hình tai nạn giao thông, cháy, nổ và xử lý hành chính về trật tự an toàn giao thông tháng 3/2021 (bocongan.gov.vn)

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 Sách CTST

Từ đọc đến viết trang 128 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 CTST

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bạn về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, một nhạc cụ, một kiểu trang phục,… truyền thống của dân tộc, trong đó có sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Trả lời

Áo tứ thân là kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ miền bắc Việt Nam. Vào thế kỉ 17, để thuận lợi hơn cho việc đồng áng,áo trực lĩnh đã giản tiện thành áo tứ thân. Với chiếc áo này, người mặc có thể buộc hai tà trước để trông gọn gàng hơn. Chiếc áo tứ thân được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh vải cùng gam màu ghép lại với nhau, phía trước có hai thân tách rời ra và được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo sự mềm mại và uyển chuyển khi mặc. Phía trên phần ngực không gài hết mà để lộ chiếc yếm thắm ẩn ở bên trong.Áo tứ thân dài gần chấm gót thường đi kèm với chiếc quần lĩnh đen và thắt lưng lụa màu. Đi cùng với chiếc áo tứ thân phải có chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao. Hiện nay, hình ảnh chiếc áo tứ thân chỉ còn xuất hiện ở các ngày lễ hội, những nhạc hội âm nhạc truyền thống. Chính vì thế, chúng ta cần đảy mạnh việc phát triển, giữ gìn di sản văn hóa này. Với những cách bảo tồn: tổ chức những buổi triển lãm, biểu diễn trang phục, quay video quảng bá hình ảnh áo tứ thân thì sẽ giúp nhiều người biết đến trang phục truyền thống, đặc trưng này.

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 Sách CTST. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính có trong bài soạn rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp lời giải các câu hỏi trong bài Thực hành tiếng Việt trang 127 SGK Ngữ văn 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST, Tiếng Anh lớp 10…

Bài tiếp theo: Soạn bài Xã Trưởng – Mẹ Đốp Sách CTST