Soạn văn bài Một người Hà Nội ngắn gọn

TaiLieuViet xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn bài: Một người Hà Nội, TaiLieuViet đã tổng hợp và đăng tải tài liệu một cách chi tiết và ngắn gọn để phục vụ các bạn học tập hiệu quả hơn môn Ngữ văn 12. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Học tốt Ngữ văn lớp 12: Soạn văn bài Một người Hà Nội

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Khải (1930 – 2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra tại Hà Nội, nhưng sống ở nhiều nơi. Năm 1947 ông gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Năm 1951 ông làm công tác tuyên huấn ở phòng chính trị Quân khu III. Năm 1952 ông làm Thư kí toàn soạn Chiến sĩ quân khu III. Từ năm 1956 ông làm công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ quân đội, là Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, ông chuyển vào sinh sống, công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác phẩm chính: Xung đột (tiểu thuyết, phần I – 1959, phần II – 1962), Mùa lạc (1960), Một chặng đường (1962), Tầm nhìn xa (1963), Một người Hà Nội (1990), Một thời gió bụi (1993), Hà Nội trong mắt tôi (1995), Sống ở đời (2002),…

2. Tác phẩm

Truyện ngắn Một người Hà Nội. phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thằng trầm của đất nước.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

* Tính cách, phẩm chất của cô Hiền:

– Cô Hiền là nhân vật trung tâm của truyện. Cũng như người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thằng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh.

– Cô sống rất chân thành, thẳng thắn: Hòa bình lặp lại ở miền Bắc, cô Hiền không hề giấu giếm quan điểm của mình: “vui hơn nhiều, nói cũng hơi nhiều”, theo cô “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá”…

– Là một người có đầu óc quan sát thực tế: Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và “đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những điều đàm tiếu của thiên hạ”…

+ Việc hôn nhân: lấy chồng trước ba mươi tuổi, chồng cô là một ông giáo tiểu học chăm chỉ.

+ Việc sinh con: dừng lại ở tuổi 40 sau khi sinh được 5 người con để nuôi dạy cho chu đáo.

+ Việc dạy con: dạy con từ những cái nhỏ nhất, dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội.

– Là một người yêu nước thầm kín: Đất nước bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “tao đau mà bằng lòng”, “vì tao không muốn sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”…

* Tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội là một sự khẳng định những phẩm chất cao đẹp của con người cô, những tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Những người Hà Nội như cô bình thường và vô danh nhưng là “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội”. Ánh vàng đó chính là truyền trống đẹp đẽ, cốt cách trong sáng của con người nơi đây.

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Nhân vật tôi: Là người có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội.

– Lúc đầu nhân vật còn tỏ ra nghi ngại, giữ khoảng cách với cô Hiền.

– Về sau anh khâm phục, ngợi ca khẳng định nét đẹp của người Hà Nội, nét đẹp trong bề sâu nhân cách con người.

– Thể hiện một tình yêu sâu nặng, cách nhìn nhận về Hà Nội: đa chiều, lịch lãm.

b, Nhân vật Dũng

Anh là đứa con trai đầu mà cô Hiền rất mực yêu quý. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Năm 1965, Dũng “tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ”, anh đã dũng cảm, kiên cường chiến đấu suốt mười năm trở về lại Hà Nội trong ngày toàn thắng.

→ Nhân vật góp phần tô điểm thêm cốt cách tinh thần của người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của thanh niên Việt Nam.

c, Người mẹ Tuất: người mẹ yêu thương con hết mực, bà nén chịu nỗi đau mất con, tiếp tục sống, tiếp tục xây dụng cuộc sống.

d, Những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật tôi về Hà Nội

– Đó là ông bạn trẻ đạp xe như gió… làm xe người khác suýt đổ, lại còn phóng xe vượt qua rồi lên mặt chửi: “tiên sư cái anh già”.

Chuyện cây si cổ thụ đổ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm về quy luật bất diệt của cuộc sống. Cây si dù bị bật một phần rễ vẫn hồi sinh, lại trổ cành, xanh lá nhờ ý thức bảo vệ của con người.

→ Vẻ đẹp, sức sống, truyền thống văn hóa của Hà Nội cũng bền bỉ, trường tồn cùng tạo vật, thiên nhiên.

=> Ý nghĩa triết luận đậm nét, sâu sắc của chi tiết nghệ thuật cây si cổ thụ đổ đã thể hiện sinh động phong cách ngòi bút của Nguyễn Khải.

Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

– Đặc sắc trong giọng điệu trần thuật: giọng điệu đầy chiêm nghiệm, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí.

=> Làm nên chất tự sự vừa đời thường vừa hiện đại.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải:

+ Đặt nhân vật trong nhiều quan hệ (gia đình, xã hội), nhân vật được soi chiếu trên nhiều bình diện (hôn nhân, nuôi dạy con cái, quản lí gia đình, cách nhìn nhận đối với con người và hiện tượng xung quanh, quan niệm và cách xử thế…).

+ Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và nhân vật khác.

+ Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách ( ngôn ngữ nhân vật cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát, ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, pha một chút hài hước, vui vẻ…).

————————————

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn bài: Một người Hà Nội. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu soạn bài văn mẫu bài Một người Hà Nội, tóm tắt tắc phẩm Một người Hà Nội, Đề thi học kì 2 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.