Hướng dẫn cách viết mở bài truyện ngắn “Vợ nhặt” và một số mở bài mẫu do TaiLieuViet biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi học kì 2 cuối cấp, luyện thêm đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 12 và ôn thi THPT Quốc Gia.

Hướng dẫn cách viết mở bài truyện ngắn “Vợ nhặt” và một số mở bài mẫu sẽ giúp các em có thêm tài liệu về tác phẩm “Vợ nhặt” và có thêm cách tiếp cận với văn bản này.

Sau đây mời các em tham khảo bài làm:

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Hướng dẫn cách viết mở bài tác phẩm “Vợ nhặt”

a. Mở bài trực tiếp

Mở bài trực tiếp là mở bài dẫn thẳng vào vấn đề, nêu về tác giả, tác phẩm ở ngay từ những câu đầu tiên.

Mở bài này tương đối ngắn gọn, hàm súc tuy nhiên không được đánh giá cao vì nó rất dơn giản.

Với tác phẩm Vợ nhặt mở bài này thường có chung mô típ, đó là: “Kim Lân là tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đã để lại nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng; một trong số đó phải kể đến là truyện ngắn “Vợ nhặt.”

b. Mở bài gián tiếp

Mở bài gián tiếp là mở bài không dẫn luôn vào vấn đề. Thông thường, chúng ta sẽ dẫn thông qua những chi tiết, những sự kiện có gắn liền với tác giả, giai đoạn lịch sử, phong cách văn chương, đặc trưng nhân vật…

Mở bài gián tiếp thường dài hơn mở bài trực tiếp, người làm bài phải dùng tư duy, vốn hiểu biết của mình để liên kết các sự kiện với tác phẩm thành một khối thống nhất cả về ý nghĩa lẫn cách thành văn.

Đối với truyện ngắn “Vợ nhặt”, chúng ta nên theo sát những nội dung sau để hình thành mở bài gián tiếp:

  • Nhân vật: người nông dân.
  • Tình huống truyện đặc sắc.
  • Giai đoạn 1945 – 1975 có nhiều tác gả viết về người nông dân nhưng Kim Lân là một trong số những tác giả thành công nhất.
  • Kết thúc truyện, Kim Lân mở ra cho nhân vật của mình một tương lai mới tươi sáng hơn.

2. Mở bài “Vợ nhặt” ngắn nhất

a. Mở bài phân tích truyện ngắn “Vợ nhặt”

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm hay, đặc sắc; trong đó không thể không nhắn đến truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

b. Mở bài phân tích nhân vật Tràng

Người nông dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn có đức tính hiền lành, thật thà, chất phác. Anh Tràng trong “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng là người như thế nhưng ở anh còn có sự hào phóng. Chính điều đó đã làm nên thành công cho tác phẩm.

c. Mở bài phân tích nhân vật Thị

Truyện ngắn “Vợ nhặt” không chỉ thành công bởi có tình huống truyện đặc sắc, ngôn ngữ bình dị mà còn cuốn hút bởi nhân vật cô thị khi cô mạnh dạn theo anh Tràng về làm vợ.

3. Mở bài “Vợ nhặt” hay nhất

a. Mở bài phân tích truyện ngắn “Vợ nhặt” hay nhất

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến giai đoạn 1945 – 1975 đã ghi danh tên tuổi của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Một trong những tác giả tiêu biểu của giai đoạn này là Kim Lân với truyện ngắn “Vợ nhặt.”

b. Mở bài phân tích nhân vật Tràng hay nhất

“Người nông dân” là đề tài quen thuộc khơi nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ. Dưới ngòi bút của mỗi tác giả khác nhau, người nông dân lại hiện lên với diện mạo khác nhau. Nếu người nông dân trong “Lão Hạc” của Nam Cao rơi vào cảnh bần cùng phải ăn bả chó để chết thì trong câu chuyện “Vợ nhặt” của mình, tác giả Kim Lân lột tả người nông dân là anh Tràng với vẻ ngốc nghếch nhưng lạc quan gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc.

c. Mở bài phân tích nhân vật Thị hay nhất

Kim Lân là một trong những nhà văn thành công khi viết về đề tài người nông dân. Dưới ngòi bút của ông, mỗi nhân vật có một vẻ đẹp, tính cách khác nhau nhưng lại mang tính đặc trưng đại diện cho những con người lúc đó. Một trong những nhân vật tiêu biểu nhất mà ông đã khắc họa thành công đó chính là cô thị trong truyện ngắn “Vợ nhặt.

d. Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Người mẹ Việt Nam hiền lành, nhẫn nhục, giàu lòng nhân ái,… đã trở thành đề tài rất thân thuộc trong văn học Việt Nam, đặc biệt là thời kì 1945 – 1975. Giữa những năm tháng phủ đầy bóng tối của nạn đói ấy, khi con người ta dễ dàng đánh mất đi nhân tính vì bữa cơm, thì vẫn có những người mẹ hiền lương sẵn sàng đánh đổi sự sống của mình để cưu mang người khác. Điển hình trong số đó là bà cụ Tứ – người mẹ tần tảo, nhân hậu trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

4. Mở bài Vợ nhặt nâng cao

a. Mở bài Vợ nhặt nâng cao mẫu 1

b. Mở bài Vợ nhặt nâng cao mẫu 2

Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà văn Kim Lân, anh Tràng, cô thị, bà cụ Tứ cùng truyện ngắn Vợ nhặt.

c. Mở bài Vợ nhặt nâng cao mẫu 3

Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn cần phải khai thác tốt các giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo để câu truyện của mình mang nhiều giá trị ý nghĩa. Nhà văn Kim Lân đã vô cùng thành công khi viết Vợ nhặt, qua những giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, ta càng thêm yêu mến câu truyện và các nhân vật hơn.

d. Mở bài Vợ nhặt nâng cao mẫu 4

Nhà văn Nam Cao đã từng viết trong tác phẩm Giăng sáng: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” Đây là một lời nhận xét vô cùng giá trị và ý nghĩa. Và ý nghĩa này hoàn toàn đúng đắn trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Câu truyện không chỉ lột tả hiện thực đau xót lúc bấy giờ mà còn thể hiện tình yêu thương sâu sắc của tác giả đối với nhân vật mà ông dựng nên.

5. Mở bài Vợ nhặt: Tình huống truyện

a. Mở bài trực tiếp

Có thể nói Vợ nhặt là tác phẩm thành công trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Kim Lân. Để làm nên thành công đó, chúng ta không thể không nhắc đến tình huống truyện đặc sắc.

b. Mở bài gián tiếp

Mở bài gián tiếp mẫu 1

Kim Lân viết truyện ngắn không nhiều nhưng được coi là một trong những cây bút tài năng để lại những áng văn đặc sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Trên 50 năm lao động nghệ thuật miệt mài, ông chỉ để lại cho đời hai tập truyện ngắn ít ỏi. “Vợ nhặt” là một chương được viết lại của truyện dài “Xóm ngụ cư” đã bị thất lạc năm 1946. Truyện ngắn là kết tinh độ chín của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài và kĩ lưỡng về mặt nghệ thuật, đặc biệt là tình huống truyện độc đáo.

Mở bài gián tiếp mẫu 2

Để làm nên một tác phẩm văn học hay, giàu ý nghĩa bao gồm nhiều yếu tố đòi hỏi mỗi tác giả phải luôn sáng tạo. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật, xây dựng chi tiết thì việc xây dựng tình huống truyện cũng vô cùng quan trọng. Một trong những truyện ngắn có tình huống truyện đặc sắc nhất phải kể đến đó là truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

—————————————————————–

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Soạn bài Vợ nhặt
  • Giáo án Vợ nhặt
  • Phân tích nhân vật vợ Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân
  • Phân tích truyện Vợ nhặt

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu tới các em Hướng dẫn cách viết mở bài truyện ngắn “Vợ nhặt” và một số mở bài mẫu. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Tiếng Anh lớp 12, trắc nghiệm Vật Lí, trắc nghiệm môn Toán lớp 12, Đề thi học kì 2 lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mìnhl.