Mở bài và kết bài Sóng Xuân Quỳnh gợi mở một số cách viết mở, kết bài hay và ấn tượng của tác phẩm để các em tham khảo, chắt lọc những ý hay, từ đó có thể tự trau dồi, nâng cao kỹ năng viết văn, phân tích tác phẩm đặc biệt với bài Sóng của Xuân Quỳnh trong chương trình Ngữ văn 12.
Mục Lục
ToggleI. Hướng dẫn viết mở bài Sóng
1 Mở bài trực tiếp Sóng
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ những nhà thơ trẻ của thời chống Mỹ. Thơ xuân quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình cảm yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm, vừa mãnh liệt và đầy khát khao trong tình yêu, vừa luôn âu lo về sự phai tàn, đổ vỡ cùng những dự cảm bất trắc rồi lại rạo rực xôn xao, khát khao đến khắc khoải trong Sóng. Đó là một cõi lòng bị khuấy động đang rung lên đồng điệu với sóng biển. Một sự trùng hợp đến lạ lùng giữa sóng biển và tâm hồn của nữ thi sĩ đa cảm, một sự hòa hợp kì diệu giữa thiên nhiên và con người. Và bài thơ Sóng đã thể hiện sâu sắc điều đó.
2. Mở bài gián tiếp bài thơ Sóng
Không biết từ bao giờ những con sóng ào ạt từ sông, từ biển đã tròn lăn chạm vào trái tim của người nghệ sĩ. Nếu Nguyễn Khuyến thổi vào gợn sóng biếc hơi thở của một mùa thu trong veo, Huy Cận vẽ sóng Tràng Giang bằng những dòng thơ hiu hắt của một kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc thì nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khoác lên những con sóng bạc đầu tấm áo tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu bằng một hồn thơ đắm say, cháy bỏng. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nước sôi lửa bỏng, vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tình yêu của người con gái được Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ “Sóng” ngời sáng như một hòn ngọc báu của văn chương.
3. Mở bài Sóng cực hay
Từ trước đến nay, tình yêu luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Xuân Diệu đã từng viết:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
(Bài thơ tuổi nhỏ – Xuân Diệu)
Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận với nhiều thi nhân. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình yêu nhưng có lẽ sâu sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình xuất sắc của nền văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với “Biển” thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua hình ảnh “Sóng”. Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh, từ trong tiềm thức của mỗi người yêu văn chương đều biết tiếng thơ chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và tha thiết khát vọng hạnh phúc đời thường. Một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập “Hoa dọc chiến hào” với linh hồn là bài thơ “Sóng” được tác giả viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967.
4. Mở bài Sóng ngắn gọn
Là nhà thơ có cuộc đời nhiều sóng gió, Xuân Quỳnh luôn khao khát tình yêu, khao khát mái ấm gia đình và tình mẫu tử. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu. Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ “Sóng”.
5. Mở bài nâng cao bài thơ Sóng
Sẽ thật là thừa thãi khi nói về vẻ đẹp, sự huyền bí, sự hấp dẫn, niềm sung sướng và cả những đớn đau do Tình Yêu đem lại. Thế gian đã tốn bao nhiêu giấy mực, thậm chí cả máu để nói, viết, ca tụng cho Tình Yêu. Trong cuộc đời trần tục đầy biến ảo này, mọi thứ đều thay đổi, nhưng có một thứ là bất biến, vĩnh hằng. Đó chính là sự thuần khiết, lung linh của Tình yêu. Thế giới tình yêu vốn đã đẹp, thế giới tình yêu trong thơ ca lại càng đẹp hơn. Mỗi vần thơ viết về tình yêu đều lung linh lãng mạn. Câu chuyện tình yêu nào cũng là câu chuyện cổ tích đẹp đẽ. Và có lẽ, Sóng của Xuân Quỳnh là câu chuyện cổ tích hay nhất về tình yêu mà ta từng đọc. Bằng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, nhịp sóng và nhịp lòng – Xuân Quỳnh đã kể ta nghe về những khát khao bình dị của người phụ nữ trong tình yêu.
6. Mở bài Sóng
Tình yêu là đề tài đầy ma lực với bao ngòi bút thơ ca, là cung đàn muôn điệu làm rung động bao trái tim yêu để từ đó ngân lên thành lời thơ nhân loại. Mỗi một nhà thơ đều có những cảm nhận khác nhau về tình yêu: một Tago đầy triết lý ngụ ngôn; một Puskin nồng nàn và cao thượng, một Xuân Diệu rạo rực, đắm say, vồ vập; một Hàn Mặc Tử say đắm mà bơ vơ…Và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ta lại bắt gặp một cảm xúc tình yêu đầy trăn trở khát khao của một tâm hồn người phụ nữ luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
7. Mở bài Sóng mẫu 7
Xuân Quỳnh được biết đến là một trong ít những nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta thấy trong đó là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình cảm yêu hương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm lại mãnh liệt và đầy khát khao trong tình yêu. Trong Sóng ta thấy được một hồn thơ luôn âu lo về sự phai tàn, đổ vỡ, những dự cảm bất trắc và rồi nó lại rạo rực xôn xao, khát khao đến khắc khoải. Cõi lòng trong Sóng bị khuấy động và rung lên đồng điệu với sóng biển, sự trùng hợp thật lạ lùng giữa sóng biển và tâm hồn của nữ thi sĩ, đó là một sự hòa hợp kì diệu giữa thiên nhiên và con người. Đọc Sóng ta thấy được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã thể hiện sâu sắc điều đó.
8. Mở bài Sóng mẫu 8
Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là một tiếng thơ trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Đặc điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: vừa khát khao một tình yêu lí tưởng, vừa hướng tới hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một hồn thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên. Có thể nói, cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.
9. Mở bài Sóng mẫu 9
Có biết bao nhiêu giấy mực đã nói về tình yêu, ca tụng về tình yêu nhưng vẫn chẳng đủ, bởi tình yêu là bất tận, bất biến và vĩnh hằng. Trong thơ ca, thế giới tình yêu càng đẹp hơn, nó đẹp lung linh, huyền ảo hơn so với thế thế tình yêu thực, ta thấy rằng qua thơ văn, tình yêu đều lung linh và lãng mạn ở từng câu chữ, câu chuyện tình yêu nào cũng là câu chuyện cổ tích. Và tôi chọn câu chuyện cổ tích “Sóng” của Xuân Quỳnh, bằng thể ngũ ngôn giàu nhịp điệu, nhịp sóng và nhịp lòng mà Xuân Quỳnh đã kể, ta nghe thấy những khát khao bình dị của người phụ nữ trong tình yêu.
10. Mở bài Sóng mẫu 10
Đọc thơ của Xuân Quỳnh lúc nào cũng thấy tình yêu của nữ sĩ mãnh liệt đậm sâu lắm. Có lúc như thuyền với biển chẳng chia lìa, đôi khi lại nhẹ nhàng man mác trong cái gió lạnh mùa thu. Sóng cũng vậy, cả bài thơ là thứ tình yêu mãnh liệt sâu sắc, đọc bài ta như chìm trong những cơn sóng tình yêu dạt dào, đôi lúc lại ngơ ngác, hồn nhiên, như tấm lòng người con gái trẻ tràn đầy hi vọng về một tình yêu vĩnh cửu, ngọt ngào.
11. Mở bài Sóng nâng cao
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Xuân Quỳnh – một nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với chất thơ chan chứa tình cảm yêu thương tha thiết của một người con gái, bà đã để lại cho đời một bài thơ Sóng nhẹ nhàng mà da diết.
12. Mở bài phân tích bài thơ Sóng
13. Mở bài cảm nhận bài thơ Sóng
II. Hướng dẫn viết kết bài Sóng
1. Kết bài Sóng
Trong biển lớn tình yêu cuộc đời hôm nay đã có biết bao con sóng đã tới bờ và tìm về bờ. Tình yêu vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với mọi lứa tuổi để mọi người đi tìm lời giải đáp cho ẩn số tình yêu trong một hành trình tìm kiếm không mệt mỏi. Sóng của Xuân Quỳnh vẫn vỗ những nhịp yêu thương, giúp những người đang yêu thêm tự tin vào chính mình, bởi thế giới của anh và em cũng là thế giới của những con người biết tìm ra ý nghĩa của sự sống thiêng liêng. Sống là được yêu, yêu là sống hết mình với cuộc đời. Đó là ý nghĩa của bài thơ Sóng.
2. Kết bài Sóng nâng cao
Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân Miền Nam đi vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến đước, sân đình, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới thấy rõ khát khao của người con gái trong tình yêu:
“Khi ta còn trẻ, thơ là người mẹ
Ta lớn lên rồi thơ là người yêu
Chăm sóc tuổi già, thơ là con gái
Lúc chết đi rồi, kỉ niệm hóa lưu thơ”
Đọc xong bài thơ Sóng, ta càng cảm thấy ngưỡng mộ hơn những người con gái Việt Nam, những con người luôn sống thủy chung, luôn hết mình vì tình yêu, khát vọng hạnh phúc. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi khi đã thổi một làn gió mới vào nền văn học thơ ca nước nhà.
3. Kết bài Sóng mẫu 3
Như vậy, bài thơ “Sóng” là một sáng tác đặc sắc, độc đáo viết về đề tài tình yêu, đồng thời là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Thông qua việc sử dụng thể thơ năm chữ cùng cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên nhịp điệu độc đáo cùng việc sử dụng hình tượng “sóng”, nhà thơ đã bộc lộ chân thành khát vọng tình yêu mãnh liệt, sôi nổi của trái tim người phụ nữ. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định “Xuân Quỳnh là nhà thơ của khát vọng hạnh phúc đời thường” với một tình yêu nồng nhiệt, vừa táo bạo say đắm vừa thiết tha dịu dàng, đồng thời thấy được khát vọng vươn tới một tình yêu đích thực và vượt qua mọi sự hữu hạn của kiếp người luôn thường trực trong trái tim người phụ nữ.
4. Kết bài Sóng mẫu 4
Như vậy, qua cấu trúc song hành giữa hai hình tượng “sóng” và “em”, bài thơ đã khắc họa thành công tâm trạng của người phụ nữ đang đắm chìm trong một tình yêu đằm thắm, tha thiết cùng khát vọng về sự thủy chung. Đồng thời, sắc điệu trữ tình của bài thơ đã góp phần thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Đặc biệt, ra đời trong bối cảnh tàn khốc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thi phẩm đã tô đậm hơn nữa khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhà thơ. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định: “Sóng không chỉ là “Hoa dọc chiến hào” mà còn là bài thơ đi cùng năm tháng”.
5. Kết bài Sóng mẫu 5
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được khát vọng tình yêu mãnh liệt và khao khát vươn tới sự vĩnh hằng, bất biến nhưng vẫn chứa đựng dự cảm của sự lo âu qua nhãn quan của một người phụ nữ đa sầu, đa cảm. Tất cả đã được tái hiện thành công thông qua việc sử dụng thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Tình yêu đã được khám phá, nhìn nhận thông qua hình tượng “sóng” trong sự quyện hòa, sóng đôi với hình tượng nhân vật trữ tình “em”. Qua đó, chúng ta có thể thấy được cái “tôi” tràn đầy cảm xúc khao khát hướng đến một tình yêu tuyệt đối, thể hiện một trái tim đang yêu đằm thắm, chân thành giống như những vần thơ trong bài thơ “Tự hát”:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi…”
6. Kết bài Sóng mẫu 6
Qua bài thơ “Sóng”, tác giả Xuân Quỳnh đã tái hiện trái tim khao khát yêu đương và hạnh phúc đời thường của người phụ nữ qua nhiều cung bậc khác nhau và đa sắc thái giống như âm điệu của những con sóng trên biển cả. Âm điệu đó được tạo nên từ hai hình tượng “sóng” và “em” song hành, đồng hiện xuyên suốt bài thơ, vừa sóng đôi, quyện hòa vừa tách biệt. Ngoài ra, thể thơ năm chữ cùng sự linh hoạt trong cách phối âm, ngắt nhịp cũng góp phần diễn tả tình yêu lúc nồng nàn, tha thiết, lúc trầm lắng, suy tư. Qua đó, chúng ta có thể thấy được “Nỗi khát vọng tình yêu – Bồi hồi trong ngực trẻ” luôn thường trực trong trái tim và tâm hồn ngập tràn tình yêu thương đằm thắm, thiết tha của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
7. Kết bài Sóng mẫu 7
Bằng việc sử dụng hình tượng sóng, các trạng thái, cung bậc của tình yêu đã được khám phá ở nhiều cung bậc. Âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi lúc dịu êm, khoan thai lúc vội vã, hối hả đã tạo nên âm điệu đặc sắc của bài thơ “Sóng”. Cái “tôi” trữ tình của Xuân Quỳnh đã được khắc họa thông qua kết cấu song hành “‘sóng” và “em” soi chiếu, sóng đôi, song hành lúc phân tách, lúc quyện hòa. Tất cả đã góp phần thể hiện khát vọng tình yêu sôi nổi, chân thành, mãnh liệt, thủy chung của người phụ nữ. Qua đó, chúng ta có thể thấy được tâm hồn, trái tim nhạy cảm của nữ sĩ về tình yêu trước những bão giông, thử thách của cuộc đời, giống như nhà thơ từng khẳng định trong bài thơ “Tự hát”:
“Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn”.
8. Kết bài Sóng mẫu 8
Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói riêng để bộc lộ tình yêu, những dung động của lòng mình với một giọng thơ kể lể, tâm tình vừa êm ái, nhẹ nhàng vừa thiết tha. Âm hưởng, nhịp điệu bài thơ ngân nga do sự phối âm, phối vần tài tình như những con sóng cứ nối nhau không dứt. Sự hiệp vần – cước vận và yêu vận xen kẽ nhau – tạo ra bài thơ giàu nhạc tình. (vần xen kẽ giữa các câu: lẽ – bể – thế – trẻ…, vần liền nhau: trẻ – bể, phương – dương, bờ – trở). Sự hiệp vần và phối thanh nhịp nhàng, hài hòa này nhằm diễn tả những cơn sóng của thiên nhiên và lòng người cứ trải dài triền miên, vô tận. Bài thơ vì thế có cả âm vang của sóng, gió thiên nhiên và sóng của tâm hồn. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay, mãi mãi còn âm vang trong lòng người đọc.
9. Kết bài Sóng mẫu 9
Vẻ đẹp của một tác phẩm văn học đương nhiên nằm ở tài năng và tâm huyết của một nghệ sĩ để cho ra đời những dòng văn, vần thơ đi cùng năm tháng. Nhưng, hơn tất cả vẫn cần sự rung động của độc giả để hiểu hết những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả gửi gắm vào những đứa con tinh thần của mình. Để sống cùng tác phẩm và cuộc đời của chủ thể trữ tình trong tác phẩm đó, để hiểu được một tâm hồn thơ nhiều lo âu dự cảm, một trái tim yêu táo bạo, chân thành mà Xuân Quỳnh gửi gắm trong bài thơ “Sóng”, người đọc phải nâng mình lên, trau dồi vốn tri thức, hiểu biết để hiểu hết những cái hay, cái đẹp của mỗi tác phẩm văn học mà các nhà thơ, nhà văn để lại.
10. Kết bài Sóng mẫu 10
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có một cách thể hiện riêng về khát vọng tình yêu. Bao trùm lên là sự chân thực trong tình cảm, dường như chỉ nói những điều mà nhà thơ đã thể nghiệm sâu sắc. Cách nói ở đây táo bạo, nhiều khi quyết liệt chứ không dè dặt, sẽ sàng. Hình tượng “sóng” được xây dựng sinh động, hàm chứa nhiều ý nghĩa phong phú, tuy nhiên nó thường bị giải thích bằng những lời thổ lộ tình cảm trực tiếp của nhân vật trữ tình.
11. Kết bài Sóng mẫu 11
Đến với những vần thơ thơm thảo của Xuân Quỳnh, ta càng thấy yêu những người phụ nữ Việt Nam, yêu những người phụ nữ sống và yêu hết mình, họ cũng giống như những con sóng, sẽ đi tìm tình yêu đích thực của mình dù có phải băng qua muôn trùng sóng bể. Hơn cả thế, ta càng khâm phục tấm lòng yêu son sắt thủy chung của họ, dẫu thế gian là sự hữu hạn của kiếp người, sự ngắn ngủi của cuộc đời, sự mong manh, khó bền của lòng người và những giá trị sự sống thì họ- những người phụ nữ ấy chỉ hướng về tình yêu duy nhất của đời mình. Qua đó, ta không thể không công nhận rằng Xuân Quỳnh xứng đáng là nhà thơ của tình yêu đôi lứa, nhà thơ làm phong phú thơ ca nước nhà.
Với một vẻ đẹp khá độc đáo, khá riêng đó, bài thơ đã giành được cảm tình tốt đẹp của rất nhiều người đọc trong những năm qua. Như mong ước của Xuân Quỳnh, “giữa biển lớn tình yêu”, con sóng thơ được chị hóa thân vẫn còn dào dạt vỗ.
12. Kết bài Sóng mẫu 12
Tóm lại, “Sóng” là một bài thơ giàu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Nghệ thuật của bài thơ nằm ở những phép ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc và những câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh sự trăn trở, khắc khoải, khát khao được bất tử trong tình yêu. Tất cả các thủ pháp đó được Xuân Quỳnh sử dụng nhuần nhuyễn nhằm tạo ra một tác phẩm văn học sống mãi với thời gian, đi cùng bao thế hệ.
13. Kết bài Sóng mẫu 13
Văn học có cả một dòng sông về nỗi nhớ. Ca dao đã từng tha thiết với “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/Như đứng đống lửa như ngồi đống than” hay “Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu táo bạo khẳng định nỗi nhớ “Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi”. Hay thậm chí nàng Kiều của 300 năm trước vẫn không nguôi nỗi nhớ Kim Trọng, thì khi tìm đến những vần thơ sâu lắng nhưng không kém phần da diết, dịu ngọt của Xuân Quỳnh, ta sẽ bắt gặp một hồn thơ luôn trăn trở với những lo âu, những dự cảm về tình yêu và cuộc sống, một cái tôi luôn muốn hòa nhập với cộng đồng.
Trên đây là tài liệu về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 12 khác tại đây: Học tốt Ngữ Văn 12, Lí thuyết Địa lí 12, Giải Tiếng Anh 12,..
III. Phân tích bài thơ Sóng
Với những đoạn văn mẫu mở bài và kết bài cho bài thơ Sóng bên trên, TaiLieuViet hy vọng sẽ giúp các bạn viết văn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để triển khai thân bài được hay và logic, chúng tôi mời các bạn tham khảo những bài phân tích bài thơ Sóng mà chúng tôi chuẩn bị:
- Phân tích bài thơ Sóng hay và Chất
- Phân tích bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh
Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Mở bài và kết bài Sóng Xuân Quỳnh. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)