Chuyên đề Hóa học 12 Phương pháp nhận biết Amin, Amino Axit. Chắc chắn tài liệu sẽ giúp các bạn giải Hóa học 12 chính xác hơn. Mời các bạn tham khảo.

Phương pháp nhận biết Amin, Amino Axit

– Khi nhận biết có các aminoaxit (nhất là khi số nhóm amin và số nhóm –COOH trong phân tử khác nhau) với nhau, hoặc aminoaxit với amin nên dùng quỳ tím

– Các amin thơm (như anilin) có tính bazo rất yếu, không làm quỳ tím đổi màu.

Ví dụ minh họa nhận biết Amin, Amino Axit

Ví dụ 1: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt từng chất trong nhóm sau: CH3NH2; NH2 -CH2 -COOH; CH3COONa

Lời giải

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử

– Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử

+ Mẫu thử không có hiện tượng gì là: NH2-CH2-COOH

+ Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là: CH3NH2; CH3COONa

– Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc:

+ Mẫu nào có hiện tượng khói trắng là: CH3NH2

+ Còn lại là: CH3COONa

PTHH: CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH

CH3COO + HOH ⇄ CH3COOH + OH

CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl

Ví dụ 2: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3CHO

Lời giải

– Cho vài giọt chất thử vào các ống nghiệm chứa nước Br2:

+ Chất nào tạo ra kết tủa trắng là C6H5NH2

Phương pháp nhận biết Amin, Amino Axit

+ Chất nào làm nhạt màu dung dịch là CH3CHO

CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

– Hai dung dịch còn lại cho tác dụng với Cu(OH)2 /OH-

+ Chất hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là CH2OH-CHOH-CH2OH

+ Còn lại là: H2N-CH-COOH

Ví dụ 3: Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch glucozo, glixerol, atanol, và lòng trắng trứng.

Lời giải

– Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

Chọn Cu(OH)2 làm thước thử ta được kết quả như bảng sau:

Phương pháp nhận biết Amin, Amino Axit

Bài tập vận dụng phương pháp nhận biết Amin, Amino Axit

B. Giấy quỳ tím

C. Dung dịch phenolphtalein

D. Dung dịch NaOH

Chọn nước brom làm thuốc thử:

– Stiren làm mất màu nước brom

C6H5 – CH = CH2 + Br2C6H5 – CHBr – CH2Br

– Anilin tạo kết tủa trắng:

Phương pháp nhận biết Amin, Amino Axit– Benzen không có hiện tượng gì.

→ Đáp án A

Câu 2: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. Amin, amoniac, natri hidroxit

B. Anilin, metyl amin, amoniac

C. Metyl amin, amoniac, natri hidroxit

D. Amoni clorua, metyl amin, natri hidroxit

→ Đáp án C

Câu 3: Để phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch: glixerol, lòng trắng trứng, tinh bột và xà phòng, có thể dùng lần lượt các thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch iot, HNO3 đậm đặc và Cu(OH)2

B. HNO3 đậm đặc và Cu(OH)2

C. Dung dịch iot và Cu(OH)2

D. Dung dịch NaOH và Cu(OH)2

– Dung dịch iot → hồ tinh bột chuyển sang xanh

– Cu(OH)2 → lòng trắng trứng cho màu tím đặc trưng, còn glixerol cho dung dịch màu xanh lam

– Còn lại là xà phòng.

→ Đáp án A

Câu 4: Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thì thấy xuất hiện:

A. Màu vàng

B. Màu đỏ

C. Màu nâu đỏ

D. Màu tím

→ Đáp án D

Câu 5: Cho quỳ tím vào dung dịch chứa chất có CTCT như sau:

Phương pháp nhận biết Amin, Amino Axit Hiện tượng xảy ra là:

A. Qùy tím hóa đỏ

B. Quỳ tím bị mất màu

C. Quỳ tím hóa xanh

D. Quỳ tím không đổi màu.

Phân tử có 1 nhóm NH2 và 2 nhóm COOH nên dung dịch có môi trường axit làm quỳ chuyển đỏ

→ Đáp án A

Câu 6: Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch Br2

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch AgNO3

Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom

Phương pháp nhận biết Amin, Amino Axit

→ Đáp án A

Câu 7: Để phân biệt phenol, anilin, benzen bằng phương pháp hóa học, ta cần dùng các hóa chất là:

A. Dung dịch Br2, Na

B. Quì tím

C. Kim loại Na

D. Quì tím, Na.

– Dùng dung dịch brom cho vào các mẩu thử:

+ 2 mẫu tạo kết tủa trắng là phenol, anilin

Phương pháp nhận biết Amin, Amino Axit

+ Mẫu không có hiện tượng gì là benzen

– Cho Na vào 2 mẫu thử chưa nhận biết được:

+ Mẫu thử có khí thoát ra là phenol

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

+ Mẫu còn lại là anilin

→ Đáp án A

Câu 8: Có 3 chất hữu cơ: NH2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH2(CH2)3NH2

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 hợp chất trên ở dạng dung dịch.

Dùng quỳ tím nhận biết các mẫu thử trên:

– Mẫu làm quỳ tím chuyển đỏ là CH3CH2COOH (pH < 7)

– Mẫu làm quỳ tím chuyển xanh là: CH2(CH2)3NH2 (pH > 7)

– Mẫu không làm quỳ tím chuyển màu là: NH2CH2COOH (pH =7)

Câu 9: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH và H2NCH2COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphtalein là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Các dung dịch có tính bazơ sẽ làm đổi màu phenolphatlein là:

CH3NH2, H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH

Anilin có tính bazơ nhưng rất yếu nên không làm đổi màu phenolphtalein, Glyxin trung tính.

→ Đáp án B

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Tính chất của Amin, Amino Axit
  • Cách xác định công thức Amin, Amino Axit
  • Các dạng bài tập về Amin, Amino Axit
  • Các dạng bài tập về Protein, Peptit
  • 30 bài tập Amin, Amino Axit, Protein trong đề thi Đại học
  • 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Amin, Amino Axit, Protein có đáp án
  • Cách viết đồng phân Amin, Amino Axit
  • Cách gọi tên Amin, Amino Axit

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu tới các bạn Phương pháp nhận biết Amin, Amino Axit. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.