Câu hỏi trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime

Chuyên đề Hóa học 12 50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Nâng cao – phần 1). Chắc chắn tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh giải bài tập Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

  • Trắc nghiệm Hóa học lớp 12: Chương 4 – Polime
  • Ôn tập Hóa học lớp 12 chương 4: POLIME và VẬT LIỆU POLIME

TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Chuyên đề Hóa học 12 50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Nâng cao – phần 1) để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 25 câu hỏi trắc nghiệm về polime và vật liệu polime. Bài tập có lời giải và đáp án chi tiết kèm theo. Qua bài viết bạn đọc có thể luyện tập được cách xác định chất polime, cách xác nhận các loại tơ, cách xác nhận mắt xích, cách tính khối lượng polime sinh ra, cách tính hiệu suất phản ứng… Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Câu 1: Cho các hóa chất:

a) Hexametylenđiamin

b) Etylen glicol

c) Hexaetylđiamin

d) Axit malonic

e) Axit ađipic

f) Axit terephtalic

Hóa chất thích hợp để điều chế tơ lapsan là:

A. b, f.

B. a, d.

C. a, e

D. b, e.

HOOC-C6H4-COOH (Axit terephtalic) + nHO-CH2-CH2-OH (Etylen glicol) –to, p, xt→ -[-OC-C6H5-CH2CH2-O-]-n (tơ lapsan) + nH2O

→ Đáp án A

Câu 2: Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:

A. (1), (2), (6).

B. (2), (3), (5), (7).

C. (2), (3), (6).

D. (5), (6), (7).

Tơ có nguồn gốc xenlulozơ là: (2) sợi bông; (3) sợi đay; (5) tơ visco; (7) tơ axetat.

→ Đáp án B

Câu 3: Điều chế nhựa phenol-fomanđehit (1), các chất đầu và chất trung gian trong quá trình điều chế là: metan (2), benzen (3), anđehit fomic (4), phenol (5), benzyl clorua (6), natri phenolat (7), axetilen (8), etilen (9), phenyl clorua (10). Các chất thích hợp cho sơ đồ đó là

A. (2), (8), (9), (3), (5), (6), (1)

B. (2), (8), (4), (3), (10), (7), (5), (1)

C. (2), (3), (4), (5), (6), (7), (1)

D. (3), (5), (7), (9), (6), (2), (4), (1)

CH4(2) → C2H2 (8) → HCHO (4)

C2H2 (8) → C6H6 (3) → C6H5Cl (10) → C6H5ONa (7) → C6H5OH (5)

HCHO + C6H5OH → nhựa phenol – fomandehit

→ Đáp án B

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(1) Thành phần chính của cao su thiên nhiên là poliisopren ở dạng đồng phân trans.

(2) Nilon-6 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

(3) Tơ visco, tơ xelulozơ axetat, tơ capron,… được gọi là tơ nhân tạo.

(7) Có thể dùng C để thay S nhằm tăng độ cứng của cao su.

Số phát biểu sai là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Thành phần chính của cao su thiên nhiên là poliisopren ở dạng đồng phân cis (dạng cis tạo độ gấp khúc làm cao su có tính đàn hồi) → 1 sai

Nilon-6 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp caprolactam hoặc trùng ngưng axit ε aminocaproic → 2 đúng

Tơ visco, tơ xelulozơ axetat được gọi là tơ nhân tạo, tơ capron là tơ tổng hợp → 3 đúng

Polime dùng để sản xuất tơ phải có mạch cacbon không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu, mềm dai → 4 đúng

Trùng hợp CH3COOCH=CH2 thu được PVA → 5 sai

Các polime không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng gọi là chất nhiệt rắn → 6 đúng

Không thể dùng C để thay S nhằm tăng độ cứng của cao su do C không tạo được liên kết ngang → 7 sai

→ Đáp án B

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(1) Chất béo là este.

(2) Các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.

(3) Chỉ có một este đơn chức tham gia phản ứng tráng bạc.

(4) Có thể điều chế nilon-6 có thể thực hiện phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

(5) Có thể phân biệt glucozơ và fuctozơ bằng vị giác.

(6) Thủy phân bất kì chất béo nào cũng thu được glixerol.

(7) Triolein tác dụng được với H2 (xúc tác Ni, t°), dung dịch Br2, Cu(OH)2.

(8) Phần trăm khối lượng nguyên tố hiđro trong tripanmitin là 11,54%.

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B. 5

C. 4

D. 6

(1) Đúng. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

(2) Đúng. Protein có bản chất là polipeptit, có thể tham gia phản ứng biure.

(3) Sai. Các este của axit formic có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(4) Đúng. Có thể điều chế nilon-6 bằng phản ứng trùng hợp caprolactam hoặc trùng ngưng axit-aminocaproic.

(5) Sai. Hai chất đều có vị ngọt, khó phân biệt bằng vị giác.

(6) Đúng.

(7) Sai. Triolein không tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2.

(8) Sai. Tripanmitin có công thức là (C15H31COO)3C3H5, phần trăm khối lượng nguyên tố H = 12,16%.

→ Đáp án C

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(a) Vinyl axetat không làm mất màu dung dịch brom.

(b) Anilin và phenol đều làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

(c) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron.

(d) Cao su lưu hoá, amilopectin của tinh bột là những polime có cấu trúc mạng không gian.

(e) Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ, đun nóng.

(g) Glucozơ, axit glutamic, sobitol đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.

Số nhận định đúng là:

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

(a) Sai. Vinyl axetat có nối đôi, có thể làm mất màu dung dịch brom.

(b) Đúng. Anilin và phenol đều phản ứng với nước brom tạo kết tủa trắng và làm mất màu nước brom.

(c) Sai. Trùng hợp caprolactam thu được tơ capron.

(d) Sai. Amilopectin có cấu trúc mạng phân nhánh.

(e) Sai. Tinh bột và xenlulozơ không bị thủy phân trong môi trường bazơ.

(g) Sai. Sobitol là hợp chất hữu cơ đa chức.

→ Đáp án C

Câu 7: Trong các phát biểu sau đây, số phát biểu sai là:

(1) Tơ visco thuộc loại tơ hoá học.

(2) Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột xúc tác là HCl hoặc enzim.

(3) Trong mật ong có chứa nhiều glucozơ.

(4) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và có công thức phân tử là C7H14O2.

(5) Trong công nghiệp dược phẩm, glucozơ được dùng để pha chế thuốc.

(6) Ở dạng vòng, phần tử fructozơ có một nhóm chức xeton.

A. 3

B. 0

C. 1

D. 2

(1) Đúng. Tơ visco thuộc loại tơ hóa học (tơ bán tổng hợp).

(2) Đúng. Phương trình điều chế:

(C6H10O5)n + nH2O –H+/enzim, to→ nC6H12O6

(3) Đúng.

(4) Đúng. Công thức cấu tạo của isoamyl axetat là CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.

(5) Sai. Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ hay được dùng để pha chế thuốc.

(6) Sai. Ở dạng vòng, phân tử fructozơ không có chức xeton nào.

→ Đáp án D

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(1) Điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen điamin.

(2) Điều chế poli (vinyl ancol) bằng phản ứng trùng hợp ancol vinylic.

(3) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với stiren.

(4) Tơ nilon-6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

(1) Sai vì điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng đồng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen điamin.

nHCOOC – [CH2]4 – COOH (Axit adipic) + nH2N – [CH2]6 – NH2 (hexametylendiamin) –to, p, xt→ -(-NH – [CH2]6 – NH – CO – [CH2]4 – CO -)n– (nilon-6,6) + 2nH2O

(2) Sai vì ancol vinylic (CH2=CH-OH) không tồn tại do nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon có liên kết đôi. Muốn điều chế poli (vinyl ancol) ta thủy phân poli (vinylaxetat) trong môi trường kiềm.

(3) Đúng

(4) Sai vì tơ nilon-6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

nH2N-[CH2]5-COOH –to, p, xt→ (NH-[CH2]5-CO)n + nH2O

→ Có 3 phát biểu không đúng.

→ Đáp án C

Câu 9: Nhận định sơ đồ sau:

CaC2 + H2O → A↑ + B

A + H2O –xt→ D

D + O2xt→ E

E + A → F

F –TH→ G

G + NaOH –to→ J + CH3COONa

G và J có tên lần lượt là:

A. Poli (vinyl axetat) và poli (vinyl ancol)

B. Poli (vinyl acrylat) và polipropylen

C. Poli (vinyl axetat) và poli (vinyl clorua)

D. poli (vinyl ancol) và polistiren.

CaC2 + 2H2O → C2H2 ↑ (A) + Ca(OH)2 (B)

C2H2 + H2O –xt→ CH3CHO (D)

CH3CHO + O2xt→ CH3COOH (E)

C2H2 + CH3COOH → CH3COOCH=CH2 (F)

nCH3COOCH=CH2 → -(-CH2-CH(OOCCH3)-)n (G) (poli (vinyl axetat))

-(-CH2-CH(OOCCH3)-)n + nNaOH → -(-CH2-CH(OH)-)-n (J) (poli (vinyl ancol) + nCH3COONa.

→ Đáp án A

Câu 10: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su là

A. 1 : 2

B. 1 : 1

C. 2 : 1

D. 3 : 1

Cách giải nhanh, ta xét 1 mắt xích cao su buna N có 1 nguyên tử N ⇒ M = (14:8,69). 100 = 161.

Ta có Mbuta-1,3-dien = 54; Macrilonitrin = 53 ⇒ nbuta – 1,3 – đien: nacrilonitrin = 2 : 1

→ Đáp án C

Câu 11: Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là

A. 80%; 22,4 gam.

B. 20%; 25,2 gam.

C. 90%; 25,2 gam.

D. 10%; 28 gam.

nBr2 = 16/160 = 0,1 mol nên netylen dư = 0,1 mol; netylen pư = 1 – 0,1 = 0,9 ⇒ H = 90%.

Bảo toàn khối lượng: mpolime = metylen pứ = 0,9.28 = 25,2 gam

→ Đáp án C

Câu 12: Cứ 49,125 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 30 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ số mắt xích stiren và butađien trong loại cao su trên tương ứng là

A. 1: 2

B. 2: 3.

C. 2: 1.

D. 1: 3.

Cao su buna-S có dạng (C4H6)a. (C8H8)b.

49,125 gam (C4H6)a. (C8H8)b + 0,1875 mol Br2

n-C4H6 = nBr2 = 0,1875 mol → m(-C8H8-) = 49,125 – m(-C4H6-) = 49,125 – 0,1875.54 = 39 gam

→ n(-C8H8-) = 39/104 = 0,375 mol → b: a = 0,375: 0,1875 = 2: 1

→ Đáp án C

Câu 13: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren, xúc tác Na thu được một loại cao su buna-S. Cứ 42 gam cao su buna-S phản ứng hết với 32 gam Br2 trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-dien và stiren trong cao su buna-S là

A. 1:2

B. 3:5

C. 1:3

D. 2:3

CT polime có dạng: [CH2-CH=CH-CH2]n[CH2-CH(C6H5)]m

nBrom = npi = nC4H6 = 0,2 mol

⇒ ncaosu = 0,2/n (mol)

⇒ Mcaosu = 210n = 54n + 104m

⇒ n : m = 2 : 3

→ Đáp án D

Câu 14: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là

A. 1 : 1

B. 1 : 2

C. 2 : 3

D. 1 : 3

Phản ứng trùng hợp tổng quát:

nCH2=CH-CH=CH2 + mCH2=CH-C6H5 → -(-CH2-CH=CH-CH2-)-n-(-CH(C6H5)-CH2-)-m

Ta thấy polime còn có phản ứng cộng Br2 vì mạch còn có liên kết đôi.

Khối lượng polime phản ứng được với 1 mol Br2: (2,834.160)/1,731 = 262.

Cứ một phân tử Br2 phản ứng với một liên kết C=C, khối lượng polime chứa 1 liên kết đôi là 54n + 104m = 262.

Vậy chỉ có nghiệm n = 1 và m = 2 phù hợp.

Tỉ lệ butađien : stiren = 1 : 2.

→ Đáp án B

Câu 15: Cứ 5,668 gam cao su buna–S phản ứng vừa hết với 3,462 gam Br2 trong CCl4. Hỏi tỉ lệ butađien và stiren trong cao su buna–S là bao nhiêu?

A. 2 : 3.

B. 1 : 2.

C. 3 : 5.

D. 1 : 3.

Cao su buna-S có dạng [-CH2CH=CHCH2-CH2CH(C6H5)]n.

⇒ dù trùng hợp theo tỉ lệ nào thì Br2 chỉ cộng vào gốc butađien.

⇒ nbutađien = nBrom ≈ 0,022 mol ⇒ nstiren = (5,688 – 0,022 × 54) : 104 = 0,043 mol.

→ nbutađien : nstiren = 0,022 : 0,043 ≈ 1 : 2

→ Đáp án B

Câu 16: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% metan về thể tích) theo sơ đồ chuyển hoá và hiệu suất (H) như sau:

Metan –H=15%→ Axetilen –H=95%→ Vinyl clorua –H=90%→ Poli(vinyl clorua).

Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần để điều chế được 1 tấn PVC là:

A. 5589,08 m3

B. 1470,81 m3

C. 5883,25 m3

D. 3883,24 m3

– Ta có: 50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

⇒ VCH4 (trong tự nhiên) = (nCH4/95).22,4 = 5883,25(m3)

→ Đáp án C

Câu 17: Từ khí thiên nhiên người ta tổng hợp polibutađien là thành phần chính của cao su butadien theo sơ đồ:

CH4 → C2H2 → C4H4 → C4H6 → polibutanđien

Để tổng hợp 1 tấn polibutađien cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên chứa 95% khí metan, biết hiệu suất của cả quá trình sản xuất là

A. 2865,993 m3

B. 793,904 m3

C. 3175,61 m3

D. 960,624 m3

Xét toàn bộ quá trình: 4nCH4 → (C4H6)n

Thể tích khí thiên nhiên cần dùng là:

50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

→ Đáp án C

Câu 18: Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch brom dư thì lượng phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng poli etilen thu được là:

A. 77,5% và 21,7 gam

B. 77,5% và 22,4 gam

C. 85% và 23,8 gam

D. 70% và 23,8 gam

netilen dư = nBr2 = 36/160 = 0,225 mol ⇒ netilen pư = 1 – 0,225 = 0,775 (mol)

50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

→ Đáp án A

Câu 19: Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin có chứa 66,7% clo về khối lượng. Hỏi trung bình một phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC?

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

PVC hay Poli (vinyl clorua) là (C2H3Cl)n hay C2nH3nCln.

→ 1 mắt xích ứng với n = 1 ⇒ CT của 1 mắt xích: C2H3Cl.

kC2H3Cl + Cl2 → C2kH3k–1Clk+1 + HCl.

50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

⇒ trung bình 1 phân tử Cl2 tác dụng với 2 mắt xích

→ Đáp án D

Câu 20: Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Gọi n là số mắt xích PVC và x là số phân tử Clo

(C2H3Cl)n + xCl2 → C2nH(3n-x)Cl(n+x) + xHCl

Ta có:

50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

Quy đồng rồi biến đổi PT trên ta tìm được: n = 2,16x

Đề bài hỏi là “Hỏi trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với 1 phân tử clo”

x = 1 (số phân tử clo)

⇒ n = 2,16 ≈ 2

→ Đáp án B

Câu 21: Người ta sản xuất cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: (trong ngoặc là hiệu suất phản ứng của mỗi phương trình)

Gỗ → (35%) glucôzơ → (80%) ancol etylic → (60%) Butađien-1,3 → (100%) Cao su Buna.

Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?

A. 35,714 tấn

B. 17,857 tấn.

C. 8,929 tấn.

D. 18,365 tấn.

Lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ là:

50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

→ Đáp án A

Câu 22: Đốt cháy 1V hidrocacbon Y cần 6V khí oxi và tạo ra 4V khí CO2. Từ hidrocacbon Y trên tạo ra được bao nhiêu polime trùng hợp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Gọi CTPT của A là CxHy

Phương trình:

2CxHy + (2x+y/2)O2 → 2xCO2 + yH2O

2…….2x+y/2…….2x…….

Theo bài ra 1mol A cần 6 mol O2 và sinh ra 4 mol CO2 nên

2/1 = (2x+y/2)/6 = y/4

⇒ y = 8; x = 4

CTPT là C4H8

⇒ Có 3 đồng phân nên tạo được 3 polime.

→ Đáp án B

Câu 23: Tiến hành phản ứng trùng hợp 5,2 gam stiren, sau phản ứng ta thêm 400 ml dung dịch nước brom 0,125M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thấy dư 0,04 mol Br2. Khối lượng polime sinh ra là

A. 4,16 gam.

B. 5,20 gam.

C. 1,02 gam.

D. 2,08 gam.

nBr2 phản ứng cũng chính là số mol stiren dư là 0,01 mol

⇒ khối lượng polime sinh ra là: 5,2 – 0,01.104 = 4,16 gam

→ Đáp án A

Câu 24: Từ 15kg metyl metacrylat có thể điều chế được bao nhiêu gam thuỷ tinh hữu cơ có hiệu suất 90%?

A. 13500n (kg)

B. 13500 g

C. 150n (kg)

D. 13,5 (kg)

Khối lượng thủy tinh hữu cơ thu được là:

15.90% = 13,5 kg = 13500 g

→ Đáp án B

Câu 25: Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 1. X là polime nào dưới đây?

A. Polipropilen

B. Tinh bột

C. Polivinyl clorua (PVC)

D. Polistiren (PS)

Theo bài ra X có công thức CnH2nOa ⇒ loại C vì có thêm Clo và S

Loại B, D vì không thỏa mãn tỉ lệ C : H

→ Đáp án A

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Bài tập về phản ứng trùng hợp
  • Dạng bài tập lưu hóa cao su thiên nhiên
  • Dạng bài tập về phản ứng trùng ngưng tạo Polime
  • Sơ đồ điều chế Cao su Buna
  • Sơ đồ điều chế PVC
  • 50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Cơ bản – phần 1)
  • 50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Cơ bản – phần 2)

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu tới các bạn 50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu Polime có lời giải chi tiết (Nâng cao – phần 1). Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…