Nhằm giúp các em học sinh làm quen với chương trình sách mới, TaiLieuViet.vn xin giới thiệu Địa lí 11 Cánh Diều bài 13: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động du lịch và kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á. Hi vọng qua đây bạn đọc có thể dễ dàng giải sgk Địa 11 sách Cánh diều mới. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Câu hỏi trang 63 Địa Lí 11

a) Dựa vào bảng 13, hãy tính tốc độ tăng số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005.

b) Từ bảng 13 và số liệu đã tính, kết hợp các tư liệu thu thập được, hãy truyền đạt thông tin về hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á.

Bảng 13. Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch

khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2005 – 2019

Năm

2005

2010

2015

2019

Số lượt khách(triệu người)

49,3

70,4

104,2

138,5

Doanh thu(tỉ USD)

33,8

68,5

108,5

147,6

Lời giải:

Yêu cầu a) Tính tốc độ tăng số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005.

Năm

2005

2019

Số lượt khách

100%

280,9%

Doanh thu

100%

436,7%

Yêu cầu b) Hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á

– Cùng với việc mọi người dần thoát ra khỏi đại dịch COVID-19, ngành du lịch khu vực Đông Nam Á cũng bắt đầu hồi phục nhanh chóng.

– Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế nhanh nhất toàn cầu.

– Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), năm 2019 Đông Nam Á đã tiếp đón 137 triệu lượt khách quốc tế và gần 1 tỷ lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch năm 2019 so với năm 2005 đạt 280,9%, doanh thu du lịch tăng 436,7%. Ngành du lịch chiếm 12,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á, khoảng 42 triệu người hoạt động trong ngành du lịch.

– Tuy nhiên, tăng trưởng với tốc độ nhanh của ngành du lịch cũng gây nên các vấn đề môi trường. Chẳng hạn, giai đoạn 2011-2017, số lượng du khách đến địa điểm du lịch nổi tiếng đảo Boracay của Philippines tăng 160%. Hệ thống thoát nước và quản lý chất thải trên đảo quá tải khiến đảo Boracay phải đóng cửa nửa năm trong năm 2018, tạm ngừng tiếp đón du khách để giúp môi trường nghỉ ngơi.

– ASEAN nhận thức được việc quy hoạch và quản lý ngành du lịch không tốt sẽ gây nên những hệ lụy tiêu cực về sau đối với cộng đồng và môi trường địa phương, nên đã bắt đầu nỗ lực thúc đẩy rộng rãi sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Chẳng hạn, tầm nhìn của “Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN 2016-2025” là đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng cao. ASEAN cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy rộng rãi phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, bao trùm và cân bằng, đóng góp quan trọng vào phúc lợi kinh tế-xã hội của người dân Đông Nam Á.

Câu hỏi trang 63 Địa Lí 11

a) Dựa vào bảng 11.5, hãy vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 – 2020.

b) Từ biểu đồ đã vẽ, bảng 11.5 và các tư liệu thu thập được, hãy nhận xét, phân tích và truyền đạt thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.

Câu hỏi trang 63 Địa Lí 11

Lời giải:

Yêu cầu a) Vẽ biểu đồ

Câu hỏi trang 63 Địa Lí 11

b) Nhận xét

– Về hoạt động xuất khẩu:

+ Xuất khẩu từ Đông Nam Á đã vượt qua mức trước đại dịch khi đà phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giúp cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1506 tỉ USD.

+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.

+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.

– Về hoạt động nhập khẩu:

+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua – mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.

Bài trước: Địa lí 11 Cánh Diều bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Bài tiếp theo: Địa lí 11 Cánh Diều bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á